Nội dung lý thuyết
- Đầu thế kỉ XVI, Nhà Lê bắt đầu suy yếu:
+ Tầng lớp phong kiến thống trị đã thoái hóa. Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém.
+ Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực.
a. Nguyên nhân
- Quan lại bóc lột nhân dân thậm tệ, đời sống nhân dân cùng khổ.
=> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) - Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) - Nghệ An và Thanh Hóa.
- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở Tam Đảo.
- Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Trần Cảo (1516) - Đông Triều (Quảng Ninh).
c. Kết quả - ý nghĩa
- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
- Ý nghĩa: góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
- Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc là Bắc triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Mạc" là Nam triều.
- Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh mới chấm dứt.
- Hậu quả:
+ Gây tổn thất lớn về người và của.
+ Nhân dân phiêu tán, đói kém, mất mùa, dịch bệnh.
- Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền.
- Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
- Đầu thế kỉ XVII chiến tranh giữa 2 thế lực bùng nổ hơn 50 năm, 7 lần không phân thắng bại, phải lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước. Từ sông Gianh trở ra Bắc gọi là Đàng Ngoài, từ sông Gianh trở vào Nam gọi là Đàng Trong.
- Đàng ngoài: triều đình Vua Lê - chúa Trịnh.
- Đàng trong: chính quyền "chúa Nguyễn".
- Hậu quả:
+ Gây bao đau thương cho dân tộc.
+ Đất nước bị tàn phá, suy giảm tiềm lực nghiêm trọng.
+ Đất nước bị chia cắt lâu dài, ảnh hưởng khối đoàn kết dân tộc.