Bài 22. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo (phần 2)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

3. Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo

- Tài nguyên biển, đảo của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và đang được khai thác ngày càng hiệu quả.

- Công tác quản lí, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.

- Tuy nhiên, một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở một số nơi, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế.

- Vì thế, việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biến, đảo cần:

+ Đánh giá tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên biển. 

+ Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm ô nhiễm môi trường biển, đảo. 

+ Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, đảo; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển. 

+ Tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu trong phòng, chống ô nhiễm môi trường biển, đảo. 

+ Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức và hành động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.

4. Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ cấu thành nên sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gần bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Để giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông cần:

- Dựa trên các căn cứ pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam.

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn dân về giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Phát triển khoa học công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản về biển, đảo.

- Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.

- Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực thì pháp luật trên biển.

- Tăng cường và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế về biển.

- Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế biển, đảo.