Bài 21. Nam châm vĩnh cửu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Từ tính của nam châm

kim nam châm

Bình thường, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam-Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).

các loại nam châm

Người ta sơn các màu khác nhau để phân biệt các từ cực của nam châm. Nhiều khi trên nam châm có ghi chữ N chỉ cực Bắc, chữ S chỉ cực Nam.

Ngoài sắt, thép, nam châm còn hút được niken, côban, gađôlini...Các kim loại này là những vật liệu từ.

@125985@

II. Tương tác giữa hai nam châm

Thí nghiệm: Đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau trong các trường hợp: hai cực từ cùng tên và hai cực từ khác tên.

Mô tả hiện tượng xảy ra và nêu nhận xét.

tương tác giữa hai nam châm

@126056@

Có thể em chưa biết

Từ hơn hai ngàn năm trước, vào những năm trước Công nguyên, người ta đã biết đến những loại đá nam châm trong tự nhiên. Chúng có thể tự hút được sắt, thép và làm nhiễm từ các vật bằng sắt, thép tiếp xúc với chúng.

Các nay gần hai nghìn năm, người ta đã tạo ra la bàn từ. La bàn giúp xác định được phương hướng trên mặt đất cũng như trên biển.

Ghi nhớ:

  • Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
  • Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.