Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Hệ thống pháp luật Việt Nam là:
+ Tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật.
+ Có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau.
+ Được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật.
+ Được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
- Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm: Các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.
+ Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
+ Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật.
- Về hình thức: Hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật là:
+ Các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật.
+ Được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
- Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
+ Có chứa các quy phạm pháp luật.
+ Được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi cả nước.
+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
- Phân loại văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.
+ Các văn bản luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, bao gồm: Hiến pháp, luật...
Ví dụ: Luật Hình sự, Luật Dân sự.
+ Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, quyết định...
Ví dụ: Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14-6-2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp…
Văn bản áp dụng pháp luật:
+ Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
+ Mang tính quyền lực nhà nước.
+ Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
+ Trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt.
+ Nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Quyết định xử phạt hành chính vì tội tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm.