Nội dung lý thuyết
Các số 0; 1; 2; 3; ... là các số tự nhiên. Người ta kí hiệu tập hợp các số tự nhiên là \(\mathbb{N}\).
\(\mathbb{N}=\{0; 1; 2;3;4;5;...\}\).
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là \(\mathbb{N}^*\). \(\mathbb{N}^* = \{1; 2;3;4;5;...\}\).
Ví dụ. Viết tập hợp B = {x ∈ \(\mathbb{N}^*\)| x < 8} bằng cách liệt kê các phần tử.
Giải:
Vì x ∈ \(\mathbb{N}^*\) nên x khác 0, do đó B = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.
Chẳng hạn, điểm biểu diễn số 10 gọi là điểm 10.
Chẳng hạn, số liền sau của 99 là 100. Số 99 cũng được gọi là số liền trước của 100. Hai số 99 và 100 được gọi là hai số tự nhiên liên tiếp.
Chẳng hạn, x < 500, y > 600. Khi đó x < y.
a) Hệ thập phân
Ở tiểu học ta đã biết cách so sánh hai số tự nhiên bất kì.
Khi viết các số tự nhiên có từ 4 chữ số trở lên, ta nên viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc. Chẳng hạn, 5 609 778.
Cấu tạo thập phân của một số:
Tương tự \(\overline{abc}=a\times100+b\times10+c\).
Ví dụ. Các số 34 702; 561 231 090 có bao nhiêu chữ số? Chỉ ra chữ số hàng chục nghìn, hàng trăm của nó, hàng trăm triệu (nếu có) của hai số đó. Biểu diễn các số đó theo cách trên.
Giải:
34 702 = 3 \(\times\) 10 000 + 4 \(\times\) 1 000 + 7 \(\times\) 100 + 2.
500 031 090 = 5 \(\times\) 100 000 000 + 3 \(\times\) 10 000 + 1 \(\times\) 1 000 + 9 \(\times\) 10.
b) Hệ La Mã
Ghép các chữ số I, V, X với nhau ta có thể được số mới. Dưới đây lầ bảng chuyển đổi số La Mã sang số trong hệ thập phân tương ứng (từ 1 đến 10):
Từ các số này, nếu thêm vào bên trái mỗi số một chữ số X ta được các số La mã từ 11 đến 20, ví dụ: XI là 11, XII là 12, XV là 15, ..., XX là 20.
Nếu thêm vào bên trái hai chữ số X ta được các số La Mã từ 21 đến 30, ví dụ: XXII là 22, XXVI là 2, ...