Bài 2. Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Sau khoảng thời kỳ thịnh vượng ngắn ngủi trong những năm 20 của thế kỉ XX, nền kinh tế của nước Mỹ và châu Âu tiếp tục đối mặt với cuộc đại suy thoái kinh tế trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều khó khăn, mâu thuẫn xã hội căng thẳng, phong trào cách mạng nổ ra ở nhiều nước

Sự phát triển đó gắn với nhiều biến cố lớn của lịch sử, có thể kể đến như thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) vào tháng 3/1919, đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933, sự hình thành chủ nghĩa phát xít sở châu Âu

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: 

- Nền kinh tế bị tàn phá, thất nghiệp cao, lạm phát tăng vọt 

- Xã hội: đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn => mâu thuẫn xã hội căng thẳng

- Ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản

Hệ quả: Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản

Ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) đối với phong trào cách mạng trên thế giới: ảnh hưởng quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản, và sự lựa chọn con đường, mục tiêu của cách mạng; cổ vũ một loạt phong trào yêu nước, giúp định hướng đúng việc xây dựng lực lượng cách mạng, tích cực giúp đỡ, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng Cộng sản (đối với Việt Nam)

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Biểu hiện: 

- Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Niu Oóc (New York), Mỹ sau đó lan sang châu Âu, các châu lục khác 

- Hàng chục triệu người thất nghiệp

- Nhiều nhà máy, nông trại bị phá sản 

- Ở Pháp và Đức, nhiều người hoài nghi sự tồn tại của chế độ cộng hoà 

Các tư liệu 2.3, 2.4 thể hiện những khía cạnh chiều dài lịch sử - quá trình diễn ra cuộc đại suy thoái kinh tế ở châu Âu, sự tụt dốc của nền công nghiệp và nước Mỹ những năm 30 của thế kỉ XX 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Xuất phát từ cuộc đại suy thoái kinh tế những năm 1929 – 1933, nó lan rộng ra thế giới, dẫn đến xu hướng chính trị bạo lực cực đoan; tạo tiền đề cho chủ nghĩa phát xít tồn tại, phát triển. Mặt khác, sự chạy đua vũ trang, xây dựng quân đội mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít. Đức và I-ta-li-a đẩy mạnh phát xít hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chính sách tái vũ trang phục vụ ý đồ gây chiến tranh để “phân chia” lại thế giới.

Các chính phủ phương Tây mở rộng quyền hành nhằm thâu tóm nền kinh tế và chế độ chính trị - xã hội theo biện pháp quân phiệt hóa. Các thế lực chính trị đối lập nhau nhằm thủ tiêu lẫn nhau, thâu tóm quyền lực và thể hiện rõ sự độc tài. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời, tồn tại và phục hồi chủ nghĩa phát xít.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 15)

Hướng dẫn giải

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh, kinh tế đạt tăng trưởng cao. 

- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một thế giới

- Sản lượng công nghiệp Mỹ tăng 69% chỉ trong 6 năm 

- Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu lửa 

- Tồn tại sự bất công, phân biệt chủng tộc đối với người da đen

- Năm 1921, ra đời Đảng Cộng sản Mỹ

- Năm 1929, Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng 

- Chính sách cải cách về kinh tế - xã hội (New Deal) => góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Mỹ nhưng không chấm dứt hoàn toàn cuộc đại suy thoái kinh tế

Tình hình chính trị – xã hội của nước Mỹ: Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng khổ cực, nạn thất nghiệp, bất công, nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 16)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Liên minh phát xít Đức – I-ta-li-a ra đời. Hít-le công khai mục tiêu chinh phục một không gian sinh tồn mới ở phía đông cho người dân Đức, bài trừ Do Thái. Chế độ phát xít đã bộc lộ đầy đủ bản chất của nó, đe dọa đến nền hoà bình châu Âu

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Chính sách về phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính => lúc bấy giờ có thể giải quyết được những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng còn hiện nay nước Mỹ vẫn là một trong những cường quốc phát triển mạnh mẽ về nền kinh tế

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)