Bài 19: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí

Nội dung lý thuyết

Bài 19: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí

Tóm tắt lý thuyết

I. Máy tự động, người máy công nghiệp, dây chuyền tự động      

1. Máy tự động

a. Khái niệm

  • Khi gia công các sản phẩm qui trình công nghệ được máy cơ khí thực hiện dưới dạng chương trình định sẵn. Lúc đó không có sự tham gia trục tiếp của con người.

  • Kết luận: Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.

  • Ví dụ : máy CNC, các rôbốt công nghiệp.

b. Phân loại:

  • Máy tự động cứng.

    • Điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu cam điều khiển.

    • Ưu điểm: tạo năng suất cao so với máy thông thường.

    • Nhược điểm: khi thay đổi chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiển → mất nhiều thời gian thay đổi, thiết kế, chế tạo cam, điều chỉnh máy.

  • Máy tự động mềm

    • Dễ dàng thay đổi được chương trình hoạt động khi gia công các chi tiết khác nhau.

    • Ví dụ: máy tiện điều khiển số NC (Numeri cal Control); máy CNC(Computerzed  Numeri cal Control), máy tiện điều khiển số được máy tính hoá.

2. Người máy công nghiệp ( Rô bốt). 

a. Khái niệm:

  • Là thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm hoạt động tự động hóa trong các quá trình sản xuất.

  • Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động, xử lí thông tin...

b. Công dụng:

  • Dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

  • Thay thế con người làm việc ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, thám hiểm trong hầm, lò…

 

3. Dây chuyền tự động.

a. Định nghĩa:

  • Dây chuyền tự động là tổ hợp máy và thiết bị tự động được sắp sếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau để hoàn thành một sản phẩm.

b. Công dụng:

  • Thay thế con người trong sản suất.

  • Thao tác kĩ thuật chính xác.

  • Năng suất lao động cao.

  • Hạ giá thành sản phẩm.

c. Nguyên lí làm việc:

  • Phôi đưa lên băng tải.

  • Rôbốt 1, 2, 3 lắp phôi lên máy tiện 1, 2, 3 và tháo chi tiết khi gia công song đặt lên băng tải.

II. Các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí

a. Nguyên nhân

  • Các chất thải trong quá trình sản xuất cơ khí không qua xử lí thải ra môi trường.

  • Ý thức của con người đối với môi trường kém làm ô nhiễm nguồi nước, đất đai,…

b. Kết luận

  • Trách nhiệm của các nhà sản xuất cơ khí, mỗi người công nhân cơ khí phải có ý thức bảo vệ môi trường

2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền bững trong sản suất cơ khí.

a. Khái niệm:

  • Phát triển bền vững là:

    • Cách phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện tại.

    • Không ảnh hưởng tới các nhu cầu của hệ thống tương lai.

    • Phát triển hệ thống sản xuất xanh – sạch.

b. Biện pháp

  • Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu.

  • Xử lí chất thải trong sản xuất cơ khí trước khi đưa vào môi trường

  • Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Tự động hóa trong chế tạo cơ khí​, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.

  • Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí