Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Đặc điểm của từng đại diện
+ Ốc sên: lớp vỏ xoắn ốc, không đối xứng, di chuyển chậm chạp.
+ Mực: sống bơi lội ở biển, di chuyển vằng tua và vây bơi, mắt lớn.
+ Bạch tuộc: sống ở biển, có 8 tua, mai lưng tiêu giảm.
+ Sò: có 2 mảnh vỏ, sống chui rúc ở đáy biển.
+ Ốc vặn: vỏ ốc xoắn dài, con non phát triển trong khoang áo ốc mẹ.
+ Ngành thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới.
+ Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ.
+ Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền.
+ Mực, bạch tuộc có lối sống tự do, săn mồi tích cực.
- Hệ thần kinh của thân mềm phát triển và tập trung, hạch não phát triển.
- Mực có hộp sọ để bảo vệ não.
\(\rightarrow\) Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
a. Tập tính để trứng ở ốc sên
- Tự vệ bằng cách co rút cơ thể vào vỏ.
- Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng.
\(\rightarrow\) Bảo vệ trứng không bị động vật khác ăn, nhờ nhiệt độ trong đất cho trứng nở.
b. Tập tính ở mực
- Mực săn mồi bằng 2 cách: đuổi bắt mồi và rình bắt mồi một chỗ.
+ Đuổi bắt mồi: mực xác định con mồi, đuổi theo và dùng tua dài bắt lấy con mồi.
+ Rình bắt mồi: mực lặn trong rong rêu đợi mồi, dùng tua dài bắt lấy mồi.
- Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù để trốn. Hỏa mù mặc phun ra che mắt động vật khác, còn mực di chuyển ngược lại.