Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Có diện tích hơn 23 nghìn km2 (chiếm 7,1% diện tích cả nước).
- Bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tiếp giáp:
+ Cam-pu-chia, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Vùng biến rộng với một số đảo, quần đảo, trong đó quần đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất vùng.
- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; có Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
- Trong vùng có hệ thống giao thông vận tải phát triển, với đủ các loại hình, giúp Đông Nam Bộ kết nối với các vùng trong cả nước và quốc tế thuận lợi.
- Địa hình và đất:
+ Có địa hình tương đối bằng phẳng => Thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị.
+ Đất badan và đất xám phù sa cổ là chủ yếu => Thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn; ngoài ra còn có đất phù sa ở ven sông, thích hợp với trồng cây lương thực, thực phẩm,...
- Khí hậu: có tính chất cận xích đạo với nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phân hai mùa mưa - khô rõ rệt => Thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.
- Nguồn nước:
+ Có một số sông và hồ lớn, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, điển hình là sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
+ Có nước khoáng ở Bà Rịa - Vũng Tàu => Phát triển du lịch.
- Sinh vật: tương đối đa dạng, trong vùng có các vườn quốc gia: Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ,... có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.
- Khoáng sản: trên đất liền có cao lanh ở Bình Dương, Tây Ninh làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gồm sứ, đá a-xít làm vật liệu xây dựng ở Tây Ninh và Bình Phước.
- Biển, đảo:
+ Có vùng biển rộng, giàu tài nguyên, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Tài nguyên sinh vật phong phú, nằm trong ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu => Tạo thuận lợi phát triển ngành thuỷ sản.
+ Nhiều bãi tắm đẹp ở Bà Rịa - Vũng Tàu và trên các đảo => Thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
+ Tài nguyên dầu khí phong phú cùng địa thế ven biển => Thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu giúp hình thành và phát triển ngành khai thác khoáng sản biển và giao thông vận tải biển.
- Có mùa khô kéo dài (từ 4 - 5 tháng) => Thường xảy ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Trên đất liền ít khoáng sản.
- Chịu ảnh hưởng của một số thiên tai như triều cường, xâm nhập mặn,...
- Quy mô và gia tăng dân số:
+ Là vùng có quy mô dân số lớn, năm 2021 là 18,3 triệu người, chiếm khoảng 18,6% dân số cả nước.
+ Quy mô dân số vùng tăng nhanh, có sức hút lớn người nhập cư.
- Cơ cấu dân số: có cơ cấu dân số trẻ => Là nguồn lực hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng.
- Thành phần dân tộc: có nhiều dân tộc cùng chung sống như người Kinh, Hoa, Khơ-me, Xtiêng, Cơ-ho, Chăm,...
- Phân bố dân cư:
+ Năm 2021, mật độ dân số của vùng là 778 người/km?, cao gấp 2,6 lần cả nước.
+ Dân cư sinh sống ở khu vực thành thị nhiều hơn khu vực nông thôn, tỉ lệ dân thành thị đạt 66,4%.
- Quá trình đô thị hóa => Làm cho lối sống của dân cư thành thị lan toả tới dân cư vùng nông thôn của Đông Nam Bộ.
- Xu hướng đô thị hóa ở vùng Đông Nam Bộ là dần hình thành hệ thống đô thị thông minh và hiện đại, các đô thị vệ tinh, vùng đô thị,...