Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thí nghiệm

Thực hiện thí nghiệm với các dụng cụ được mô tả như hình vẽ dưới đây.

Ban đầu, quả cầu kim loại và vòng kim loại đều ở nhiệt độ phòng. Lúc này, quả cầu lọt qua vòng kim loại.

Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong vài phút, thấy quả cầu không lọt qua vòng kim loại nữa.

Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh, rồi lại thả quả cầu qua vòng kim loại, thấy quả cầu lại lọt qua đó.

❓ Nhận xét kết quả thí nghiệm.

@2345149@

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

2. Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn 

Bảng dưới đây cho biết độ tăng chiều dài của các thanh chất rắn khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng thêm 50oC. 

Nhôm0,120 cm
Đồng0,085 cm
Sắt0,055 cm
Thủy tinh0,045 cm
@2345231@

Thông thường, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

3. Vận dụng

Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng để nó nở ra rồi mới lắp vào cán. Như vậy sau khi nguội đi, khâu sẽ co lại và xiết chặt vào cán.

khâu dao

Ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta đặt một khe hở là vì khi trời nóng, thanh ray sẽ nở ra, dài hơn, nếu không đặt chỗ hở, sự nở vì nhiệt của đường ray bị ngăn cản gây ra lực lớn, làm cong đường ray.

thanh ray giãn nở