Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

a. Kinh tế

- Tình hình kinh tế: phát triển mạnh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Nguyên nhân phát triển: để đạt được sự phồn vinh, giai cấp tư sản Mĩ đã tiến hành cải tiến, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

b. Chính trị - xã hội

- Xã hội: do bị bóc lột nặng nề, quá sức, thất nghiệp, những bất công trong xã hội và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mĩ.

- Chính trị: trong bối cảnh đó, tháng 5 năm 1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.

Bãi đỗ xe ô tô ở Niu Oóc năm 1928

 

@846169@

II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

a. Hoàn cảnh

Cuối tháng 10 năm 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có trong lịch sử. Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York năm 1932.
Người Mĩ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York năm 1932

b.  Chính sách mới 

- Mục tiêu: chính sách mới nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven
Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven

 

@846907@

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, đặt dưới dự kiểm soát của nhà nước.

+ Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng.

+ Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp.

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội.

- Tác dụng:

+ Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

+ Cứu nguy cho tư bản Mĩ.

+ Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động.

+ Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.