Bài 17: Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nội dung lý thuyết

I. Chuẩn bị

Các tài liệu, số liệu tìm kiếm được về sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ sách, báo cáo, internet,...

II. Nội dung thực hành

Dựa vào các tài liệu thu thập được, hãy viết báo cáo ngắn về sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nội dung chính sau:

- Diện tích, các đơn vị hành chính.

- Một số thế mạnh nổi trội để phát triển kinh tế.

- Vai trò của vùng đối với nền kinh tế cả nước (công nghiệp, xuất khẩu).

III. Thu thập tài liệu

1. Gợi ý một số thông tin về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bảng 17. Một số tiêu chí về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2021

Tiêu chíVùng kinh tế trọng điểm phía Nam So với cả nước (%)
Diện tích (km2)30602,69,2
GRDP (nghìn tỉ đồng)2826,233,3
Giá trị sản xuất công nghiệp (nghìn tỉ đồng)4506,034,5
Trị giá xuất khẩu (tỉ USD)134,039,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2022, Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

2. Gợi ý thu thập tài liệu từ các nguồn khác

Tổng cục Thống kê: https://www.gso.vn/

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ: https://chinhphu.vn/vung-kinh-te-trong-diem-quoc-gia

IV. Bài thực hành tham khảo

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

1. Quá trình hình thành

- Năm 1988, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập năm 1998, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Năm 2003, Vùng mở rộng thêm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An.

- Năm 2009, Vùng mở rộng thêm tỉnh Tiền Giang.

- Đến năm 2021, tám tỉnh, thành phố của vùng có diện tích hơn 30 nghìn km2, số dân là 21,8 triệu người.

2. Nguồn lực phát triển

* Vị trí địa lí:

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm trên các tuyến giao thông quan trọng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội cả trong nước và quốc tế.

- Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Nguồn tài nguyên dầu khí với trữ lượng lớn trong vùng là thế mạnh nổi bật.

- Vùng có không gian biển thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, du lịch biến,...

- Các điều kiện về đất, khí hậu thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhiệt đới.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Vùng có lực lượng lao dộng dồi dào, tay nghề cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế thị trường.

- Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại và ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng với hệ thống quốc lộ, cao tốc, cảng hàng không (Tân Sơn Nhất, Long Thành - đang xây dụng, Côn Đảo), cảng biến (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,...).

- Vùng có nhiều chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư, chuyền giao công nghệ,...

3. Thực trạng phát triển

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển kinh tế hàng đầu của cả nước, GRDP của vùng đứng đầu 4 vùng kinh tế trọng điểm.

- Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại.

- Năm 2021, vùng thu hút 54,6% tổng số dự án dầu tư trực tiếp nước ngoài với 44,1% tổng số vốn đăng kí và đóng góp 37,1% trị giá xuất khẩu của cả nước.

(Nguồn: SGK Địa lí 12)

 

TỈ TRỌNG TỔNG SẢN PHẨM (GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2021

(Đơn vị: %)

Năm201020152021
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam39,737,033,5
Cả nước100,0100,0100,0

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố năm 2011, 2016 và 2022)