Bài 17: Thực hành: Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn

Nội dung lý thuyết

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Lắp ráp và khảo sát hoạt động của mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn sử dụng các linh kiện điện tử cơ bản.

2. Yêu cầu

- Mạch hoạt động đúng chức năng.

- Liên kết giữa các linh kiện trên mạch chắc chắn, gọn gàng.

3. Sơ đồ mạch điện

Sơ đồ nguyên lí mạch phát hiện dòng điện trong dây dẫn. hoc24

- Để kiểm tra một dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua hay không, đưa cuộn cảm L của mạch điện đến gần dây dẫn.

- Nếu có dòng điện:

+ Cuộn cảm sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng eB làm mở hai transistor T1 và T2.

+ Dòng điện iC chạy qua LED Đ có giá trị lớn khiến LED Đ bật sáng.

- Nếu không có dòng điện: iC = 0 và LED Đ sẽ không bật sáng.

II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

- Đồng hồ vạn năng.

- Bo mạch thử.

- Dây thông tin một lõi để nối mạch điện.

- Điện trở 330\(\Omega\).

- Cuộn cảm lõi không khí 13\(\mu H\).

- Tụ phân cực 0,47\(\mu F\) - 50V.

- Transistor NPN C1815.

- LED 5mA - 18mA/2,2V.

- Nguồn một chiều 12V.

- Nguồn xoay chiều 220V - 50Hz và tải sử dụng quạt điện nối với nguồn xoay chiều.

III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị mạch thử và các linh kiện cần thiết.

Bước 2: Lắp ráp các linh kiện lên mạch thử theo sơ đồ nguyên lí của mạch.

Sơ đồ lắp ráp của mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn. hoc24

Bước 3: Kiểm tra mạch lắp ráp.

Bước 4: Thử nghiệm bật/tắt công tắc cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn.

Đưa cuộn cảm L đến gần dây dẫn để phát hiện có dòng điện chạy trong dây dẫn hay không.

Bước 5: Báo cáo kết quả thực hiện.

IV. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH

1. Hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và đánh giá.

2. Đánh giá chéo kết quả giữa các nhóm.

3. Nhận xét, đánh giá và chấm báo cáo.