Bài 17. Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Nội dung lý thuyết

1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu

Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi.

- Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

2. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Có 5 vòng đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất (1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

a. Đới nóng (nhiệt đới)

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

- Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm.

b. Hai đới ôn hòa (ôn đới)

Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

- Lượng mưa TB: 500 -1000mm.

@31838@@31839@@31835@

c. Hai đới lạnh (hàn đới)

- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.

Gió thổi thường xuyên: Gió đông cực thổi thường xuyên. 

- Lượng mưa TB: dưới 500mm.

* Ngoài năm đới trên, trong các đới người ta còn phân ra một số đới có phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng biệt về khí hậu như: xích đới nằm gần đường Xích đạo hoặc cận nhiệt đới nằm ở gần các chí tuyến,...

3. Biến đổi khí hậu

a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, do tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người.

- Ngày nay, biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh, do con người đưa vào khí quyển ngày càng nhiều khí nhà kính (carbomic, metan,...).

- Biến đổi khí hậu có các biểu hiện chính sau:

      + Sự nóng lên của Trái Đất;

      + Mực nước biển dâng do băng tan ở hai cực và trên các vùng núi cao;

      + Sự gia tăng các thiên tại (bão, lốc, mưa lớn, nắng nóng...)

b. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Để phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu:

Gia cố nhà cửa trước khi đón bão.

     + Trước khi thiên tại xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...);

     + Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân...;

     + Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,...).

- Giảm lượng khí nhà kính đưa vào khí quyển, qua đó làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu như: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế dùng túi nilon, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

- Tăng cường áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào cuộc sống để hạn chế, khắc phục những tác động của thiên tại cũng như biến đổi khí hậu.

- Tích cực tuyên truyền về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tại cho bạn bè, người thân và cộng đồng dân cư để có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân, hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu.

1. Nhiệt độ, độ ẩm và mưa là những yếu tố khí tượng có ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất. Tất cả các yếu tố này cấu thành nên thời tiết. Các hiện tượng thời tiết lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, mang tính quy luật gọi là khí hậu.​

2. Mỗi vùng miền trên Trái Đất có khí hậu đặc trưng khác nhau.

3. Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề toàn cầu đáng báo động. Con người cần hành động kịp thời, có những giải pháp cụ thể nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.