Bài 16. Thức ăn thủy sản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

1. Khái niệm

Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, gồm:

- Thức ăn hỗn hợp.

- Chất bổ sung.

- Thức ăn tươi sống.

- Nguyên liệu.

Thức ăn viên cho thủy sản.hoc24

2. Thành phần dinh dưỡng

- Mỗi loài thuỷ sản thường chỉ ăn được một số loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng.

- Tuy nhiên, các loại thức ăn thuỷ sản đều có thành phần chung gồm:

+ Nước.

+ Chất khô.

- Trong chất khô có:

+ Chất hữu cơ (protein, lipid, carbohydrate, vitamin).

+ Chất vô cơ (các loại khoáng chất).

II. VAI TRÒ CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN THỦY SẢN

* Mỗi nhóm thức ăn có vai trò khác nhau đối với động thủy sản.

* Căn cứ vào vai trò của các nhóm thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

* Thức ăn thủy sản được chia thành 4 nhóm:

- Thức ăn hỗn hợp:

+ Có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất.

- Chất bổ sung (vitamin, khoáng chất, amino acid,...):

+ Gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thủy sản.

+ Giúp động vật thủy sản tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

- Thức ăn tươi sống (giun quế, sinh vật phù du,...):

+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật thủy sản.

+ Thường có hàm lượng protein cao, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của một số loài thủy sản.

- Nguyên liệu:

+ Vai trò quan trọng trong việc phối chế thức ăn.

+ Thành phần nguyên liệu chính trong thức ăn thủy sản gồm nhóm cung cấp protein, nhóm cung cấp năng lượng và các chất phụ gia.