1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn, bóng như mặt gương, mặt kim loại,...
Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:
- G: gương phẳng (mặt phản xạ)
- Tia tới SI: tia sáng chiếu vào gương
- Tia phản xạ IR: tia sáng bị gương hắt trở lại
- Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và gương
- Pháp tuyến IN tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I
- Góc tới i: góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
- Góc phản xạ i': góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
- Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
@2290311@
Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
2. Định luật phản xạ ánh sáng
Thí nghiệm: Nghiên cứu hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Dụng cụ:
- Gương phẳng
- Bảng chia độ
- Đèn chiếu
Tiến hành thí nghiệm:
- Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương sao cho tia sáng đi là là trên mặt bảng chia độ
- Thay đổi góc tới, đo và ghi lại góc phản xạ
Kết quả:
Góc tới |
Góc phản xạ |
30o |
30o |
45o |
45o |
60o |
60o |
@2290364@
Người ta cũng chứng minh được rằng, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới;
- Góc phản xạ bằng góc tới.
3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán
Tuỳ theo tính chất của bề mặt mà các vật phản xạ ánh sáng khác nhau.
- Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo một hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ (còn gọi là phản xạ gương).
- Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (còn gọi là tán xạ).
Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy
ảnh của vật
|
Khi có phản xạ khuếch tán, ta không
nhìn thấy ảnh của vật
|
@2290423@
- Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ.
- Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán.