Bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921 - 1925

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau bảy năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình.

=>  Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.

- Vì thế, tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.

b. Nội dung

- Nông nghiệp: bãi bỏ chế độ trưng thu lương thức thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thức.

- Công nghiệp: khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.

- Thương nghiệp: thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

 

@837868@

c. Tác dụng - ý nghĩa

- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.

- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).

Áp phích chúng ta chiến đấu với hậu quả chiến tranh
Áp phích năm 1921: “Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh”
thể hiện quyết tâm xây dựng lại đất nước 

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941

a. Kinh tế

- Chính sách:

+ Công nghiệp: sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế bị bao vây, kĩ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài. Vì thế, Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

+ Nông nghiệp: cải tạo nền nông nghiệp, thu nhát đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể.

- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.

- Biện pháp:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 - 1932) và (1933 - 1937).

- Kết quả:

+ Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

+ Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành.

+ Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.

Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép, khởi công năm 1927, là nhà máy thủy điện lớn nhất châu Âu thời đó, được đưa vào hoạt động tháng 10 - 1932
Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép, khởi công năm 1927,
là nhà máy thủy điện lớn nhất châu Âu thời đó, được đưa vào hoạt động vào tháng 10/1932

 

@837807@

b. Văn hóa - giáo dục

- Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.

- Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

c. Xã hội

- Cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Smile đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 4 2021 lúc 21:57) 0 lượt thích