Nội dung lý thuyết
a. Tổ chức bộ máy cai trị
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
- Chính sách bóc lột về kinh tế:
+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
+ Nắm độc quyền muối và sắt.
+ Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô, ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt, nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt
* Kinh tế:
- Trong nông nghiệp:
+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
+ Thủy lợi được mở mang.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
+ Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.
+ Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự.
+ Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.
- Xã hội có chuyển biến:
+ Quan hệ xã hội là quan hệ mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ.
+ Đấu tranh chống đô hộ thường xuyên nổ ra.
+ Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.