Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Nội dung lý thuyết

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

a. Hoàn cảnh đất nước

- Cuối TK XIX, thực dân Pháp đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam  → mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

- Cuối TK XIX – đầu TK XX, phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại → yêu cầu cấp bách tìm ra con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc.

b. Hoàn cảnh quê hương

- Nghệ An – vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nơi khởi nguồn của nhiều phong trào yêu nước, sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, con người nơi đây cần cù, chịu khó, đoàn kết trong đấu tranh.

Bến cảng, nơi tiếp nhận những luồng tư tưởng mới do thương nhân nước ngoài mang đến.
Bến cảng, nơi tiếp nhận những luồng tư tưởng mới do thương nhân nước ngoài mang đến.

c. Hoàn cảnh gia đình:

- Xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước, có truyền thống hiếu học, giàu lòng thương người → hình thành nhân cách tốt đẹp và đồng cảm với nhân dân lao động.

Thân phụ, thân mẫu của Bác Hồ

Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

* Tiểu sử: Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung), sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

* Hoạt động:

Thời gian

Hoạt động

1890 – 1911

- Năm 1895: theo cha vào Huế học Trường Quốc học Huế.

- Từ năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định (1909), dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (1910) rồi vào Sài Gòn (1911).

1911 – 1919

- 1911: ra đi tìm tường cứu nước, đi qua nhiều nước, nhiều châu lục để tìm hiểu thực tiễn.

- 1917: trở lại Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919), gửi Bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (1919)

1920 - 1945

- Hoạt động ở Pháp và Liên Xô (1920 - 1923), sau đó là Trung Quốc, Xiêm (1924 - 1930).

- Tiếp xúc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc VN và chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức, sau đó thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930).

- Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc trở lại Liên Xô hoạt động, nhưng vẫn theo dõi và hỗ trợ phong trào cách mạng ở Việt Nam.

- Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp chuẩn bị cho cuộc vận động giải phỏng dân tộc: chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập Mặt trận Việt Minh (5-1941), thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (12-1944),...

- Giữa tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).

1945 - 1969

- Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Đông Dương (từ tháng 2-1951 là Đảng Lao động Việt Nam) lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (từ năm 1954 đến năm 1969), tham gia xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới: chế độ dân chủ nhân dân (từ năm 1945) và chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (từ năm 1954).

- Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội.