Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hành trình đi tìm đường cứu nước (1911 - 1920) 

- Năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, người đi đến nhiều quốc gia và đúc kết được “Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực”. 

- Năm 1917: trở lại Pháp hoạt động và là lãnh đạo chủ chốt của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. 

- Tháng 7/1920: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn dề thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người lựa chọn con đường cách mạng vô sản. 

+ Ý nghĩa: bước đầu giải quyết khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với thế giới, mở đầu quá trình chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

+ Nội dung con đường cứu nước: giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên. 

- Tháng 12/1920: bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 

2. Chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930) 

a. Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng (1921 - 1929) 

* Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: 

- Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở một nước thuộc địa, xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 

- Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ (1922), viết bài cho nhiều báo, tạp chí quốc tế; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), sáng lập báo Thanh niên (6/1925), mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng tại Trung Quốc (1925 - 1927),...

* Chuẩn bị về tổ chức:

- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921), hoạt động ở Liên Xô và Quốc tế Cộng sản (1923 - 1924), lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925),...

- Lập nên các tổ chức tiền thân của Đảng: Thanh niên Cộng sản đoàn (2 - 1925) và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 - 1925). 

b. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) 

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã thúc đẩy khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh, đưa tới sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929, nhưng hoạt động riêng rẽ, gây ảnh hưởng cách mạng.

- Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc). 

- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

c. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. 

- Đảng ra đời là sản phẩm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 

- Đánh dấu bướ ngoặt của lịch sử Việt Nam, từ đây cách mạng đặt dưới lãnh đạo của Đảng, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển mang tính nhảy vọt trong lịch sử Việt Nam. 

- Chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.

- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 

3. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Cuối tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. 

- Triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Hội nghị hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, ghi nhận sự trở lại của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 và phát triển lên một tầm cao mới. 

- Sáng lập Mặt trận Việt Minh ngày 19/5/1941, ra báo Việt Nam độc lập để tuyên truyền. 

- Xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng: tháng 6/1945 Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, chọn Tân Trào (Tuyên Quang) làm thủ đô Khu giải phóng. 

- Ngày 22/12/1944 thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tháng 5/1945, hợp nhất với Việt Nam Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân - lực lượng xung kích trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

- Thực hiện các hoạt động đối ngoại, đưa đến sự hợp tác, hỗ trợ của lực lượng Đồng minh đối với cách mạng Việt Nam. 

- Lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945: từ ngày 13/8/1945 cùng Đảng Cộng sản Đông Dương tận dụng thời cơ, phát lệnh Tổng khởi nghĩa và lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng. 

- Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

a. Giai đoạn 1945 - 1946

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nạn đói, nạn mù chữ, sự chống phá của các thế lực ngoại xâm và nội phản. 

- Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước Hoa - Pháp ngày 14/9/1946, giúp Việt Nam tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian hoà bình để xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc.

b. Giai đoạn 1946 - 1954

- Ngày 19/12/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Từ 1946 - 1947: hoạch địch đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. 

- Năm 1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, điều chỉnh và bổ sung đường lối cách mạng trong tình hình mới.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với các quốc gia, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. 

- Tham gia họp và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiêu biểu là: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950), đặc biệt là cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

5. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954 đến năm 1969)

- Đối với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960). 

- Đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam:

+ Tháng 1/1959 Chủ tịch Hồ Chí minh chủ trì Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, đánh đổ Mỹ - Diệm. 

+ Từ năm 1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng phân tích tình hình, chỉ đạo toàn dân đánh Mỹ, đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Mỹ.

+ Trong các chuyến thăm nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, giữ vững đường lối độc lập tự chủ của cách mạng Việt Nam.