Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác thiên nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

a) Vấn đề nhập cư và chủng tộc

Vấn đề nhập cư và chủng tộc

- Đặc điểm nhập cư:

+ Những người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it di cư từ châu Á sang.

+ Sau cuộc phát kiến địa lí (1492), người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người Anh, người I-ta-li-a, Đức,…) di cư sang nhiều. Còn người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ, lao động trong các đồn điền.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều cuộc di dân từ nhiều khu vực khác (châu Á) vào châu Mỹ.

- Đặc điểm chủng tộc: Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do có lịch sử nhập cư lâu dài; bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

b) Vấn đề đô thị hóa

Vấn đề đô thị hóa- Tỉ lệ dân số đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất (82,6%) so với các châu lục (châu Phi 43,5%; châu Á 51,1%; châu Âu 74,9%).

- Xuất hiện các siêu đô thị và các dải siêu đô thị

- Các đô thị lớn (2020): Niu-Oóc (18,8 triệu người), Lốt An-giơ-let (12,4 triệu người), Si-ca-gô (8,9 triệu người),…

- Phân bố:

+ Tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.

+ Vào sâu trong nội địa, đô thị nhỏ hơn và thưa thớt.

2. Các trung tâm kinh tế quan trọng

- Các trung tâm kinh tế:

+ Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xan-phran-xi-cô, Lốt-an-giơ-lét.

+ Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Oa-sinh-tơn, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô.

+ Khu vực phía Nam: Hau-xtơn, Niu Oóc-lin.

- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:

+ Van-cu-vơ: sản xuất giấy, điện tử - viễn thông, hải cảng, du lịch và chế biến nông sản.

+ Xan-phran-xi-cô: Cơ khí, hải cảng, đóng tàu, ngân hàng, hóa chất, hàng không và điện tử - viễn thông.

+ Lốt-an-giơ-lét: hàng không, đóng tàu, chế biến nông sản, hải cảng, dệt may, du lịch, điện tử - viễn thông, sản xuất ô tô, ngân hàng, sản xuất máy bay.

+ Niu-Oóc: luyện kim đen, chế biến nông sản, ngân hàng, dệt may, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Oa-sinh-tơn: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, hải cảng, điện tử - viễn thông.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, chế biến nông sản, hóa chất, sản xuất ô tô, cơ khí.

+ Môn-trê-an: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, ngân hàng, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.

+ Hau-xtơn: luyện kim đen, hóa chất, điện tử - viễn thông, đóng tàu, sản xuất máy bay.

+ Niu Oóc-lin: luyện kim màu, hóa chất, sản xuất máy bay.

3. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất:

+ Đất được khai thác từ lâu để trồng trọt và chăn nuôi.

+ Thực trạng: đất bị thoái hóa do thời gian sử dụng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

+ Biện pháp: ứng dụng khoa học-công nghệ trong quá trình sản xuất, sản xuất theo hướng “nông nghiệp xanh”.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước:

+ Nguồn nước ngọt phong phú

+ Thực trạng: bị ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

+ Biện pháp: qui định xử lí nước thải, ban hành Đậo luật nước sạch,…

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:

+ Tài nguyên rừng giàu có: rừng lá kim, rừng hỗn hợp,…

+ Thực trạng: bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác => diện tích suy giảm.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản:

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào.

+ Thực trạng: khai thác quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt.

+ Biện pháp: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.