Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCÔNG SUẤT ĐIỆN TIÊU THỤ CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU. HỆ SỐ CÔNG SUẤT
I. Công suất của mạch điện xoay chiều
1. Công suất
Xét một đoạn mạch xoay chiều mà điện áp lệch pha \(\varphi\) so với dòng điện.
Giả sử: \(i=I_0\cos\left(\omega t\right)\) \(\Rightarrow\) \(u=U_0\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)
Công suất tức thời của mạch:
\(p=u.i=U_0\cos\left(\omega t+\varphi\right).I_0\cos\left(\omega t\right)\)\(=U_0I_0\cos\left(\omega t+\varphi\right).\cos\left(\omega t\right)\)\(=\frac{U_0I_0}{2}\left[\cos\left(2\omega t+\varphi\right)+\cos\varphi\right]\)[1]
Công suất của mạch được định nghĩa là công suất tỏa nhiệt trung bình của mạch đó:
\( \boxed{P = UI.\cos\varphi}\) [2]
\(\cos\varphi\) được gọi là hệ số công suất.
Hệ quả:
2. Điện năng tiêu thụ
Ở lớp 11 ta biết điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch: \(Q=P.t\)
Đơn vị:
1. Biểu thức của hệ số công suất
\(cos\varphi\) được gọi là hệ số công suất của mạch.
\(0\le cos\varphi\le1.\)
2. Tầm quan trọng của hệ số công suất
Hệ số công suất ảnh hưởng đến công suất hao phí trên đường dây tải điện do:
\(P_{hp}=rI^2=r\frac{P^2}{U^2}\frac{1}{cos^2\varphi}\)
Nếu hệ số công suất \(cos\varphi\) nhỏ thì công suất hao phí trên dây sẽ lớn, do đó cơ sở tiêu thụ điện năng phải bố trí các mạch điện sao cho hệ số công suất \(cos\varphi\) lớn.
3. Tính hệ số công suất của mạch điện RLC nối tiếp
Giả sử điện áp hai đầu đoạn mạch là: \(u=U\sqrt{2}cos\left(\omega t+\varphi\right)\)
Cường độ dòng điện tức thời trong mạch cho bởi: \(i=I\sqrt{2}cos\left(\omega t+\varphi\right)\)
Suy ra:
\(cos\varphi=\frac{U_R}{U}=\frac{R}{Z}\)
Công suất trung bình tiêu thụ trong một mạch điện xoay chiều bất kì được tính bởi:
\(P=UIcos\varphi=RI^2\)
Công suất tiêu thụ trong mạch điện có \(R,L,C\) mắc nối tiếp bằng công suất tỏa nhiệt trên \(R\).