Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Nội dung lý thuyết

1. Công pháp quốc tế về dân cư.

loading...

a. Chế độ pháp lí của các bộ phận dân cư trong quốc gia.

- Dân cư quốc gia:

+ Là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của quốc gia.

+ Chịu sự quản lí bằng pháp luật của nhà nước ở quốc gia đó.

- Dân cư của quốc gia bao gồm ba bộ phận:

+ Công dân nước sở tại.

+ Công dân nước ngoài.

+ Người không quốc tịch.

- Mỗi bộ phận đó có chế độ pháp lí riêng phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Chế độ pháp lý của công dân một quốc gia:

+ Thường được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của quốc gia.

+ Dựa trên điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của quốc gia và phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế đã được quốc gia đó ký kết hoặc công nhận.

- Chế độ pháp lý của công dân khác với các bộ phận khác của dân cư trong quốc gia ở chỗ: Có nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.

- Các chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài gồm:

+ Chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá.

+ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.

+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan và nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

- Chế độ pháp lí của người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở một quốc gia về cơ bản tương tự như của người nước ngoài cư trú và sinh sống tại quốc gia đó.

b. Vấn đề cư trú chính trị và bảo hộ công dân.

- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo, …  được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của nước mình.

- Bảo hộ công dân:

+ Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài.

+ Cũng như đại diện cho nhà nước thực hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài.

2. Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia.

loading...

- Lãnh thổ quốc gia:

+ Là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia.

+ Tại đó quốc gia duy trì quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư của nó.

- Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện quyền lực và vật chất.

- Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.

- Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền quyền trên biển.

- Chế độ pháp lý biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.

3. Công pháp quốc tế về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.

loading...

a. Pháp luật quốc tế về các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia.

- Các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển gồm:

+ Vùng nội thủy.

+ Vùng lãnh hải.

- Trong vùng nội thủy:

+ Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.

+ Bất kỳ ai muốn ra vào hoặc hoạt động trong vùng nội thủy của quốc gia khác đều phải xin phép và chỉ được lưu thông, hoạt động khi đã được phép.

- Trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ trừ quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.

b. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia.

- Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia gồm:

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế.

+ Thềm lục địa.

- Trong vùng tiếp giáp lãnh hải quốc gia ven biển có quyền:

+ Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.

+ Nhằm ngăn ngừa và trừng trị một số loại vi phạm pháp luật nhất định xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

- Trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có quyền:

+ Thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

+ Các quốc gia khác được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

- Ở thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền về:

+ Thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.

+ Cho phép đặt tuyến ống dẫn, cho phép.

+ Quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kì vào mục đích gì.

- Các quốc gia ven biển có nghĩa vụ không được cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.