Bài 15. ADN - ADN và bản chất của gen

Nội dung lý thuyết

1. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN

Cấu tạo hóa học của phân tử ADN

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P

* Đặc điểm:

+ Đại phân tử.

+ Có kích thước lớn.

+ Khối lượng lớn: hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nucleotit.

* Cấu tạo 1 nucleotit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Các nucleotit chỉ khác nhau ở thành phần bazo nito. Vì vậy, tên nucleotit thường được gọi bằng tên bazo nito.

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

- ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.

- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

@70702@@70705@

2. Cấu trúc không gian của ADN

Năm 1953, J. Oatxon và F. Crick công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục:

+ Theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải).

+ Ngược chiều kim đồng hồ.

- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, dài 34A0. Đường kính vòng xoắn là 20A0.

- Trong phân tử ADN:

+ Liên kết dọc: trên một mạch đơn các nu liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.

- Giữa hai mạch các nu liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành các cặp:

+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.

+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

- Tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Khi biết trình tự sắp xếp nu trong mạch này có thể suy ra trình tự nu trong mạch còn lại.

+ Trong phân tử ADN có: A = T, G = X, A + G = T + X.

+ Tỉ số (A + G)/(T + X) các loài khác nhau là khác nhau và đặc trưng cho loài.

@70703@@70704@@70707@