Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Nội dung lý thuyết

1. Lao động

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước và nhân loại.

Mỗi lĩnh vực lao động đều có vai trò riêng cho việc duy trì và phát triển của xã hội.

2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Quyền lao động: Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

Người khuyết tật cũng có quyền được tham gia lao động.

- Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

 

@91261@@91262@

3. Vai trò của nhà nước

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

Thu hút vốn FDI từ nước ngoài, tạo cơ hội việc làm trong nước.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

Samsung (Hàn Quốc) tạo ra hơn 160.000 việc làm cho Việt Nam.

4. Quy định của pháp luật

- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.

- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại.

- Cấm lạm dụng cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

      Ý nghĩa bài học:

1. Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân.

2. Một xã hội mà không lao động thì điều sẽ xẩy ra: Không tạo ra được của cải vật chất, xã hội không phát triển được, vì vậy mỗi người phải có nghĩa vụ lao động.