Nội dung lý thuyết
- Quạt điện có cấu tạo gồm hai bộ phận chính: động cơ điện và cánh quạt.
- Cánh quạt được gắn với trục của động cơ điện, là bộ phận tạo ra gió.
- Ngoài ra, quạt diện còn có lồng bảo vệ, bộ điều khiển điều chỉnh tốc độ quay, thay đổi hướng quay, hẹn giờ,...
Khi được cấp điện và chọn chế độ gió, động cơ điện hoạt động làm quay cánh quạt, tạo ra gió.
- Quạt điện thường có thông số kĩ thuật như sau: 220 V - 40 W; 220 V - 47 W; 220 - V65 W;...
- Ngoài ra, quạt điện còn có thông số đường kính cánh quạt (đơn vị tính là millimét):
+ 250 mm; 390 mm; 450 mm;...
- Dựa vào thông số đường kính cánh quạt, ta có thể lựa chọn quạt phù hợp với diện tích của căn phòng và nhu cầu sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều loại quạt, mỗi loại quạt đều có những đặc điểm riêng.
- Quạt trần, quạt treo tường:
+ Gắn cố định trên tường, trần nhà, làm mát cho toàn bộ không gian tại nơi gắn quạt,...
- Quạt bàn, quạt đứng, quạt lửng:
+ Thiết kế nhỏ gọn, gió thổi tập trung hoặc đảo gió, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau....
- Quạt hộp:
+ Thiết kế nhỏ, gọn, thường có hình vuông hay hình chữ nhật, có thể đảo gió theo hướng khác nhau....
- Quạt phun sương, điều hoà:
+ Có khả năng làm mát thông qua hơi nước hoặc phun sương, giá thành cao,...
- Đọc kĩ thông tin có trên quạt điện và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Sử dụng đúng điện áp định mức.
- Nên cho quạt quay để thay đổi hướng luồng gió trong phòng.
- Không sờ vào cánh quạt khi quạt đang quay.
- Đặt quạt ở vị trí chắc chắn và lau thường xuyên.
- Ngày nay, máy giặt đã trở thành một đồ dùng thiết yếu trong nhiều gia đình.
- Máy giặt thực hiện các công việc giặt như: lấy nước, ngâm, giặt, xả nước (giữ), vắt khô.
- Một số loại máy giặt hiện đại hơn có thể bao gồm cả tính năng sấy và là quần áo.
- Máy giặt có hai bộ phận chính là động cơ điện và mâm giặt.
- Mâm giặt là bộ phận được gắn với trục của động cơ điện.
- Khi quay, mâm giặt làm cho đồ giặt xoay và đảo chiều.
- Khi được cấp điện và lựa chọn chế độ giặt, động cơ điện hoạt động làm cho mâm giặt quay theo.
- Khi đó quần áo liên tục được xoay và đảo chiều.
- Lúc này, bề mặt quần áo được chà xát với nhau và với thành lồng giặt làm cho các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải.
- Đối với máy giặt, ngoài thông số điện áp định mức còn thông số khối lượng giặt định mức.
- Khối lượng giặt định mức (tổng khối lượng đồ giặt khô tối đa mà máy giặt có thể giặt trong một lần giặt): 6 kg: 7,5 kg; 8 kg: 8,5 kg;...
- Máy giặt thường có thông số kĩ thuật như sau: 220 V - 7,5 kg; 220 V - 8 kg; 220 V - 8,5 kg;...
Hai loại máy giặt được sử dụng nhiều là máy giặt lồng đứng (cửa trên) và máy giặt lồng ngang (cửa trước).
* Máy giặt lồng đứng:
- Máy giặt lồng đứng dễ sử dụng, phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, máy có nắp mở rộng, dễ thao tác.
- Quần áo sau khi giặt thường bị xoắn chặt, do đó vải bị giãn nhanh và làm biến dạng quần áo khi giặt nhiều lần.
- Tiêu thụ điện năng ít hơn máy giặt lồng ngang (cùng tính năng).
* Máy giặt lồng ngang:
- Máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng.
- Tính năng ưu việt nhất của máy giặt này là có thể giữ được độ bền của quần áo.
- Quần áo trong quá trình giặt ít bị xoắn vào nhau nên tránh được:
+ Hiện tượng giãn hay biến dạng quần áo như máy giặt lồng đứng.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành.
- Sử dụng đúng điện áp định mức.
- Chọn máy giặt phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Lượng quần áo đem giặt phải thấp hơn hoặc bằng với khối lượng giặt định mức của máy.
- Phân loại quần áo đem giặt và chọn chế độ giặt thích hợp cho từng loại quần áo.
- Vệ sinh lồng giặt thường xuyên.