Nội dung lý thuyết
Gạo | Ngô |
Khoai lang | Sắn |
Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại nhằm chỉ năm loại thực vật giàu dưỡng chất với hạt có thể ăn được, bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, mì, vừng (mè) và các loại đậu. Ngày nay, thuật ngữ này đôi khi được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực hay sản phẩm chính thu được từ chúng.
Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2,...) và các khoáng chất.
Gạo | Ngô | Khoai lang | Sắn | |
Trạng thái (hạt, bắp, củ) | Hạt | Bắp, hạt | Củ | Củ |
Tính chất (dẻo, bùi) | Dẻo | Dẻo | Bùi | Bùi |
Ứng dụng | Nấu cơm, làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu,... | Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,... | Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia súc gia cầm,... | Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia súc gia cầm, lên men sản xuất rượu hoặc cồn công nghiệp,... |
Dựa vào các tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.
Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật (lương thực, rau xanh, trái cây); động vật (thịt, cá); các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men (rượu, bia, nước giải khát);...
Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),... mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.
Sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần (phân nước), mất nước, có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC. Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ, sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc, sẽ bình phục, Với trường hợp có hiện tượng tím tái, khó thở, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.