Bài 14. Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

Nội dung lý thuyết

I. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản:

- Chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Hoạt động sản xuất công nghiệp

- Nước thải sinh hoạt, y tế,…

nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt

b. Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

- Xử lí các nguồn nước thải.

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản:

+ Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho thủy sản.

+ Sử dụng ao lắng.

sử dụng ao lắng
Sử dụng ao lắng

+ Sử dụng chế phẩm sinh học.

+ Lọc sinh học.

+ Sử dụng thực vật thủy sinh.

+ Sử dụng hóa chất.

II. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

a. Nguồn lợi thủy sản

- Nguyên nhân suy giảm:

+ Khai thác thủy sản quá mức.

+ Sử dụng ngư cụ cấm.

đánh bắt cá bằng kích điện
Đánh bắt cá bằng kích điện

+ Khai thác thủy sản mang tính hủy diệt.

+ Xả thải.

- Hậu quả:

+ Ô nhiễm môi trường sống của thủy sản.

+ Chặn đường di cư của thủy sản.

b. Các khu vực cần được bảo vệ

- Nơi tập trung các loài thủy sản và môi trường sống của chúng.

- Khu vực tập trung sinh sản.

- Khu vực tập trung con non sinh sống.

- Đường di cư của các loài thủy sản.

bãi đẻ của rùa
Bãi ương giống rùa

c. Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Khai thác hợp lí thủy sản.

- Tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Bảo vệ đường di cư của các loài thủy sản.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nội địa.

khu bảo tồn biển
San hô tại khu bảo tồn biển Phú Quốc