Nội dung lý thuyết
- Nguyên nhân ra đời: cuối thế kỉ III TCN, quân Tần tiến đánh Văn Lang. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt giành thắng lợi.
- Thời gian ra đời: 208 TCN.
- Đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).
- Phạm vi lãnh thổ: hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc.
- Kinh đô: Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Sau khi định đô, An Dương Vương đã xây thành Cổ Loa và nơi đây trở thành trung tâm của nước Âu Lạc.
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước.
- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
- Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến.
! Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của người Âu Lạc. Tương truyền, nỏ do Cao Lỗ (một vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn.
- Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được từ thời Văn Lang. Cư dân Âu Lạc giỏi nghề luyện kim và đúc đồng.
- Đồ ăn chính hàng ngày: ngoài những đồ ăn quen thuộc, cư dân còn ăn nhiều loại quả như chuối, cam... Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
- Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: phong phú hơn.
- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
- Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.
1. Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc
- Sau khi lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, năm 208 TCN Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập lên nước Âu Lạc. Kinh đô nhà nước ở Phong Châu (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, cả nước được chia thành nhiều bộ, dưới bộ là chiềng, chạ. Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí có nhiều cải tiến.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
- Sản xuất của người Âu Lạc phát triển, nhờ đó, đời sống vật chất được nâng cao.
- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Các lễ hội được tổ chức hằng năm.