Bài 12. Nước Văn Lang

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự ra đời nước Văn Lang

- Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN.

- Nguyên nhân ra đời:

+ Đời sống có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.

+ Nhu cầu chống ngoại xâm.

=> Thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

@1310873@

- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Đứng đầu nhà nước: Hùng Vương (vua Hùng).

- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).

! Ca dao xưa có câu

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba".

2.  Tổ chức Nhà nước Văn Lang

Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.

Con gái Hùng Vương gọi là Mị Nương, con trai Hùng Vương gọi là Quan Lang.

 

@1310971@

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước, ngoài ra họ còn biết chăn nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó nghề luyện kim và kĩ thuật đúng đồng đạt đến đỉnh cao.

Những bí ẩn của lịch sử Việt Nam: Thời đại Hùng Vương qua các hình vẽ cổ
Hình đôi nam nữ giã gạo (hoa văn trên trống đồng)

- Đồ ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.

Ngắm nhà sàn Indonesia giống hệt hình vẽ trên trống đồng Việt
Hình nhà sàn (hoa văn trên trống đồng)

- Trang phục: 

+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.

+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Mái tóc cắt ngắn hoặc búi tó. Họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai.

@1311051@

- Phương tiện đi lại: cư dân Văn Lang đi lại trên sông bằng thuyền.

Bảo vật Quốc gia - Trống đồng Hoàng Hạ
Hình thuyền (hoa văn trên trống đồng)

b. Đời sống tinh thần

- Lễ hội: trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.

trongdongvietnam
Hình người nhảy múa trong lễ hội (hoa văn trên trống đồng)

- Phong tục: cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...

Cách gói và cách luộc bánh chưng bằng nồi nấu phở điện | Bếp Top
Bánh chưng
Giới thiệu - Bánh Giầy Quán Gánh Hà Nội
Bánh giày

- Tín ngưỡng:

+ Người Văn Lang thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...

+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ, đồ dùng hàng ngày hoặc đồ trang sức quý giá.

1. Sự ra đời nước Văn Lang

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương (Vua Hùng), đóng đô ở Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).

2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang

- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu.

- Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

- Dưới bộ là chiềng, chạ do Bồ chính cai quản.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

- Cư dân Văn Lang làm nghề trồng lúa nước là chính, ngoài ra các nghề thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Họ ở nhà sàn, đi lại bằng thuyền.

- Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng.