Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các chi tiết có ren được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, thiết bị và đời sống.
- Ren ngoài (ren trục) là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
- Ren trong (ren lỗ) là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết.
- Ren dùng để ghép nối các chi tiết máy với nhau.
- Ren còn dùng để truyền chuyển động.
TCVN 5907:1995 trình bày các quy định chung về biểu diễn ren và các chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.
- Đối với ren nhìn thấy:
+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
+ Vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Vòng chân ren được vẽ hở (vẽ khoảng \(\dfrac{3}{4}\) vòng) bằng nét liền mảnh.
- Đối với ren khuất:
+ Trường hợp ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren và giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt mảnh.
- Các loại ren khác nhau được kí hiệu khác nhau:
Loại ren | Kí hiệu | Hình dạng ren |
Ren hệ mét | M | |
Ren vuông | Sq | |
Ren thang | Tr |
- Trong kí hiệu ren, có ghi:
+ Kí hiệu hình dạng ren.
+ Kích thước đường kính d của ren.
+ Bước ren p.
+ Hướng xoắn đối với ren trái.
- Nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi LH, ren xoắn phải không ghi hướng xoắn.
- Ví dụ: M10 x 1:
+ M: kí hiệu ren hệ mét.
+ 10: đường kính d của ren, đơn vị milimét.
+ 1: bước ren p (mm).
- Cách ghi chỉ dẫn và kích thước ren được quy định theo TCVN 5907:1995 và cách kí hiệu các loại ren theo TCVN 0204:1993.
- Ví dụ ghi chỉ dẫn và kích thước ren.
- Ren trục và ren lỗ lắp được với nhau khi các yếu tố:
+ Dạng ren, đường kính ren, bước ren, hướng xoắn phải như nhau.
- Tại vị trí ren trục và ren lỗ ăn khớp với nhau quy ước chỉ vẽ phần ren trục, không vẽ phần ren lỗ, coi như tại đó phần ren trục che khuất phần ren lỗ.