Nội dung lý thuyết
Tiết kiệm điện năng là giảm tổn thất điện trong truyền tải, phân phối và giảm mức tiêu thụ năng lượng điện của các thiết bị và đồ dùng điện.
=> Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất.
- Thiết kế và lựa chọn công nghệ phát điện có hiệu suất cao.
- Thiết kế hệ thống truyền tải và phân phối điện năng:
+ Đảm bảo thông số kĩ thuật.
+ Tránh bị quá tải.
- Thiết kế sơ đồ mạng điện tối ưu với phân bố phụ tải đồng đều theo các pha.
- Thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng, nâng cao hệ số công suất,...
a. Lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện
- Lựa chọn các thiết bị và đồ dùng điện:
+ Có công suất phù hợp.
+ Có chức năng hẹn giờ.
+ Tích hợp các thiết bị cảm biến với cơ chế bật tắt tự động làm tăng tính tiện nghi và tiết kiệm điện năng.
+ Sử dụng năng lượng tái tạo.
- Khi lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện, cần chú ý thông tin tiết kiệm điện ghi trên nhãn năng lượng.
- Ví dụ: với cùng độ sáng bóng đèn sử dụng sợi đốt thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với bóng đèn sử dụng công nghệ mới là LED bán dẫn.
b. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
Lắp đặt đúng kĩ thuật và lựa chọn vị trí phù hợp:
- Đảm bảo hoạt động hiệu quả theo đúng thông số kĩ thuật.
- Tiết kiệm điện trong quá trình hoạt động.
- Sử dụng điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tạo thói quen sử dụng hiệu quả điện:
+ Hệ thống đèn hay thiết bị chiếu sáng: tạo thói quen tắt đèn hay các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng.
+ Tủ lạnh: Lưu trữ lượng thực phẩm vừa đủ, sắp xếp đồ ngăn nắp và thông thoáng,...
- Bố trí sử dụng các thiết bị và đồ dùng điện trong ngày một cách hợp lí.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn.
Hiện nay, có xu hướng thiết kế nhà ở tiết kiệm điện năng:
- Tạo hệ thống thông gió và ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng vật liệu hợp lí trong xây dựng.
- Trồng nhiều cây xanh.