Bài 12. Ngành thuỷ sản ở Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

- Cung cấp thực phẩm cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm.

- Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

- Bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.

=> Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.

món ăn từ cá hoc24
Cung cấp thực phẩm cho con người.hoc24
cung cấp nguyên liệu xuất khẩu hoc24
Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu.hoc24

2. MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO Ở VIỆT NAM

2.1. Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam

- Thủy sản nước mặn: cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai.

- Thủy sản nước lợ: cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng,…

- Thủy sản nước ngọt:

+ Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch,...

+ Là vùng nuôi thủy sản nước ngọt quan trọng của nước ta.

+ Một số loài thủy sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như:

  • Cá rô phi.

  • Tôm càng xanh.

  • Cá bống tượng,...

2.2. Một số thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam

a. Tôm 

tôm sú hoc24
Tôm sú.hoc24

- Là thủy sản được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao.

- Đặc điểm: ăn tạp, lớn nhanh.

- Các giống tôm:

+ Tôm càng xanh: sống ở môi trường nước ngọt.

+ Tôm sú và tôm thẻ chân trắng: sống ở môi trường nước lợ.

+ Tôm hùm: sống ở môi trường nước mặn.

b. Cá nước ngọt

cá tra hoc24
Cá tra.hoc24

- Các loại: cá tra, cá basa.

- Nuôi để xuất khẩu.

- Đặc điểm: da trơn, thịt trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa.

c. Cá biển

- Các loại cá: cá song, cá giò, cá vược,…

- Được nuôi ở các lồng bè ven biển hoặc các vùng vịnh.

- Một số thủy sản nước mặn mang giá trị cao như: cua, ghẹ, nghêu, hàu,...

nghêu hoc24
Nghêu.hoc24