Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0

LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC

1. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo

Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.

                                                             

Hướng của mỗi lực đàn hồi ở mỗi đầu của lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.

2. Giới hạn đàn hồi của lò xo

Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định, khi vượt quá giới hạn này thì vật bị biến dạng sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu. 

3. Định luật Húc (Hookes)

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo:

 \(F_{đh}=k.\left|\Delta l\right|\) 

Trong đó: \(F_{đh}\) : lực đàn hồi (N)

                \(k\) : độ cứng của lò xo (N/m)

                \(\Delta l\) : độ biến dạng của lò xo

Độ cứng của lò xo phụ thuộc vào tiết diện lò xo và chất liệu cấu tạo nên lò xo đó.

4. Chú ý:

- Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế trong trường hợp này, lực đàn hồi được gọi là lực căng. Lực căng có điểm đặt và hướng giống như lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn

- Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc

 

Khách