Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng Tháng Tám năm 1945)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhân vật

Thời gian

Hoạt động đối ngoại

Phan Bội Châu

1905 – 1909

- Tổ chức phong trào Đông du, đưa 200 du học sinh VN sang Nhật Bản học tập.

- Tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền – Quế - Viẹt liên minh

→ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống Pháp, giành độc lập dân tộc.

1909 – 1925

- Năm 1912 thành lập VN Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Phsps, giành độc lập.

Phan Châu Trinh

1906

- Tổ chức cuộc vận động Duy tân nhằm thực hiện cải cách về kinh tế, văn hoá, xã hội

1911 – 1925

- Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình VN, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho cách mạng VN.

Nguyễn Ái Quốc

1918 – 1920

- Hoạt động chủ yếu tại Pháp

- Gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919), boe phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập ĐCS Pháp (1920)

→ Tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với cách mạng VN.

→ Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản VN đầu tiên

1921 - 1930

- Hoạt động chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc

- Tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản; tham gia thành lập Hôin Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

ĐCS Đông Dương

1930 - 1945

- Hoạt động đối ngoại chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.

- Duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước → ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và tìm kiếm sự giúp đỡ với cách mạng VN.

2. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Thời gian

Hoạt động đối ngoại

1945

- Hoạt động đối ngoại khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ VN Dân chủ Cộng hoà.

Trước 6/3/1946

- Thực hiện chính sách ngoại giao hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ở miền Nam 

Từ 6/3/1946

- Thực hiện chủ trương “hoà để tiến” với thực dân Pháp

→ Kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước  (14/9/1946) → tranh thủ thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến.

1947 – 1949

- Thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao tại một số nước châu Á.

1950 - 1954

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN: Trung Quốc, Liên Xô…

- Đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương → thành lập Liên minh nhân Việt – Miên – Lào (1951).

Tham dự Hội nghị quốc tế về Đông Dương và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) buộc Pháp rút quân, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN, Lào, Campuchia.

3. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Thời gian

Hoạt động đối ngoại

1954 - 1964

- Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ

- Củng cố và phát triển quan hệ với các nước XHCN

- Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương

1965 - 1975

- Chủ động kết hợp vừa đánh vừa đàm, buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (1973) công nhận các quyền dân tộc cơ bản của VN.

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới với cuộc kháng chiến của nhân dân VN.