Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng Tháng Tám năm 1945)

Nội dung lý thuyết

1 + 2. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

*Hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu

Nhân vật

Thời gian

Hoạt động đối ngoại

Phan Bội Châu

1905 – 1909

- Tổ chức phong trào Đông du, đưa 200 du học sinh VN sang Nhật Bản học tập.

- Tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền – Quế - Viẹt liên minh

→ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống Pháp, giành độc lập dân tộc.

1909 – 1925

- Năm 1912 thành lập VN Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Phsps, giành độc lập.

Phan Châu Trinh

1906

- Tổ chức cuộc vận động Duy tân nhằm thực hiện cải cách về kinh tế, văn hoá, xã hội

1911 – 1925

- Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình VN, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho cách mạng VN.

Nguyễn Ái Quốc

1918 – 1920

- Gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919), gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai; bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập ĐCS Pháp (1920)

→ Tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với cách mạng VN.

→ Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản VN đầu tiên

1921 - 1930

- Tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản; tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

* Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Trong giai đoạn 1930 - 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, thể hiện sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ đối với công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam.

- Tháng 4-1931, Đảng Cộng sản Đông Dương từ vị trí là phân bộ của Đảng Cộng sản Pháp ở thuộc địa trở thành một chi bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản. Năm 1934, Ban Chỉ huy ở ngoài (hải ngoại) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, làm cầu nối giữa Đảng và Quốc tế Cộng sản.

- Trong giai đoạn 1941 - 1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít. Từ năm 1942 đến năm 1945, trên cương vị là đại diện của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.