Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính

Nội dung lý thuyết

BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

1. Tệp tin

- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

- Tệp tin có thể rất nhỏ hoặc có thể rất lớn.

- Các loại tệp tin trên đĩa:

  • Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh…
  • Các tệp văn bản: sách, tài liệu…
  • Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát…
  • Các tệp chương trình: Mario, Paint…

- Dùng tên tệp để phân biệt các tệp tin với nhau.

- Tên tệp gồm 3 phần:

  • Phần tên.
  • Phần mở rộng: hay còn được gọi là phần đuôi, thường dùng để nhận biết kiểu tệp tin.
  • Dấu chấm: ngăn cách giữa phần tên và phần mở rộng.

2. Thư mục

- Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục.

- Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc các thư mục con.

- Thư mục được tổ chức phân cấp, các thư mục có thể lồng nhau. Cách tổ chức này có tên gọi là tổ chức cây.

- Ta dùng tên để phân biệt các thư mục với nhau.

- Khi một thư mục chứa một thư mục con bên trong ta nói thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư mục con.

- Thư mục ngoài cùng không có thư mục mẹ gọi là thư mục gốc.

- Các thư mục con trong cùng một thư mục mẹ phải có tên khác nhau, các tệp tin trong cùng một thư mục phải có tên khác nhau.

2. Đường dẫn

- Trong tổ chức hình cây của các thư mục và tệp, để truy cập được 1 tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó.

- Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng

3. Các thao tác chính với tệp và thư mục

- Xem thông tin các tệp và thư mục.

- Tạo thư mục mới.              

- Xoá

- Di chuyển.

- Đổi tên.

 - Sao chép.