Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Cách mạng công nghiệp đã thay đổi cơ bản nền kinh tế – xã hội của các nước tư bản.
- Máy móc phát minh giúp mở rộng quy mô sản xuất và cần nhiều lao động làm thuê tại các đô thị.
- Giai cấp công nhân hình thành và trở thành giai cấp chính trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Tuy nhiên, tình cảnh của họ lại vô cùng khốn khổ với lương thấp, thời gian làm việc dài, phụ nữ và trẻ em không được bảo vệ.
- Giai cấp công nhân thường xuyên nổi dậy đấu tranh do điều kiện sống tối tàn.
- Giai cấp công nhân trưởng thành và đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản từ những năm 30-40 của thế kỉ XIX.
- Phong trào công nhân nổi lên ở nhiều nơi, ví dụ như: công nhân dệt Li-ông (Lyon) ở Pháp năm 1831, phong trào Hiến chương Anh từ năm 1836 đến năm 1847.
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội do C. Mác và Ph. Ăng-ghen khởi xướng ra đời để soi đường cho sự phát triển của phong trào công nhân.
- Tháng 6 – 1848, công nhân Pa-ri khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thực hiện cải cách dân chủ.
- Phong trào công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới sau cách mạng 1848.
- Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập với vai trò truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
- Sự lớn mạnh của phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới.
- Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới, nhưng bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.