Bài 11. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

- Quá trình giao lưu thương mại:

+ Từ khoảng thế kỉ I, do nhu cầu trao đổi hàng hóa, đặc biệt là vàng bạc, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á.

+ Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng mở rộng buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.

+ Đông Nam Á là nơi cung cấp các sản vật tự nhiên như: gỗ quý, hương liệu, ngà voi... và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công như len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...

Bộ sưu tập hiện vật vàng văn hóa Óc Eo - Gò Tháp đề nghị công nhận bảo vật  quốc gia
Đồ trang sức bằng vàng (Văn hóa Óc Eo)

 

@1310585@

- Tác động:

+ Các vương quốc ở Đông Nam Á đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biểu kết nối Á - Âu.

+ Thời kì này, ở Đông Nam Á đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Lâm Ấp của Chăm-pa, Pa-lem-bang của Sri Vi-giay-a,...

2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

- Tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á.

Prambanan – Wikipedia tiếng Việt
Đền Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a thế kỉ IX)

- Chữ viết và văn học: 

+ Người Chăm, người Khơ-me, người Môn... tiếp thu hệ thống chữ cổ của Ấn Độ và sáng tạo ra chữ viết riêng.

+ Người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán của Trung Quốc.

Chữ viết Chăm

+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi như Ra-ma Khiên (Thái Lan), Riêm Kê (Cam-pu-chia)...@1310660@

@1310746@

- Kiến trúc và điêu khắc: 

+ Kiến trúc của Đông Nam Á thời kì này mạng đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp, như tháp Chăm (Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma)...

Tháp Bà Ponagar đặc trưng văn hóa tôn giáo cổ ở Nha Trang
Tháp Pô Na-ga (Nha Trang - Khánh Hòa - Việt Nam)

+ Nghệ thuật điêu khắc của Đông Nam Á cũng ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

Soạn Lịch sử 6 bài 11 : Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á
Đầu tượng Phật theo phong cách Đva-ra-va-ti

1.  Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Từ đầu Công nguyên, thương nhân Ấn Độ, sau đó là thương nhân Trung Quốc đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á.

Trong thời kì này, các vương quốc ở Đông Nam Á đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biểu kết nối Á - Âu. Đồng thời, ở các quốc gia này đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Lâm Ấp của Chăm-pa, Pa-lem-bang của Sri Vi-giay-a,...

2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Cư dân Đông Nam Á tiếp thu và phát triển những thành tựu của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc trong các lĩnh vực tôn giáo; chữ viết và văn học; kiến trúc và điêu khắc.