Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Tài chính cá nhân là những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm... của mỗi người.
- Kế hoạch tài chính cá nhân:
+ Là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân.
+ Bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,...
+ Để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
- Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn:
+ Là bản kế hoạch vế thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng).
+ Mục tiêu ngắn hạn thường cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.
+ Thời gian thực hiện ngắn.
- Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn:
+ Là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 - 6 tháng.
+ Thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ…
+ Thời gian thực hiện từ 3 - 6 tháng.
- Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn:
+ Là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên.
+ Mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn để thực hiện được các dự định trong tương lai.
+ Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên.
+ Bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn.
- Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người:
+ Tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
+ Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
+ Duy trì được chi tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt hay nợ nần và còn tiết kiệm để thực hiện các mục tiêu tài chính quan trọng khác trong tương lai, giúp tự chủ trong cuộc sống.
+ Được mọi người tôn trọng, quý mến.
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện.
- Mục tiêu tài chính là mục tiêu cần hướng tới khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Nó có thể liên quan đến những mong muốn cân đối chi tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền tăng thu nhập...
Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân.
- Cần ghi chép đầy đủ các khoản thu - chi, đặc biệt là các khoản chi.
- Tách được những khoản chi thiết yếu (những thứ em cần) và những khoản không thiết yếu (những thứ em muốn) để theo dõi, kiểm soát mức chi với mức thu nhập cho phép.
- Nếu chi vượt quá mức phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh để cân đối.
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
- Đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
- Phân bổ thu nhập cho các khoản chi.
- Tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu, tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
- Nếu có những khoản chi đột suất cần nhanh chóng tìm cách điều chỉnh.
- Nếu nhu cầu thực tế hay thu nhập có thay đổi, cần cập nhật và điều chỉnh để bản kế hoạch phù hợp với thực tế.