Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen.

* Đa dạng về hệ sinh thái

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, chia thành 3 nhóm: hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và biển.

- Hệ sinh thái trên cạn có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rừng, xa-van, đồng cỏ và hệ sinh thái do con người tác động như nông nghiệp, đô thị.

- Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm nhiều loại khác nhau như ven biển, vùng cửa sông, rừng ngập mặn và đất ngập nước nội địa. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống và sinh sản của nhiều loài thuỷ sinh, chim nước.

- Hệ sinh thái biển có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rạn san hô và thảm cỏ biển, có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

* Đa dạng về thành phần loài

- Sự đa dạng về hệ sinh thái góp phần tạo nên đa dạng về thành phần loài ở Việt Nam.

- Việt Nam có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm, bao gồm nhiều loài quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,...

* Đa dạng về nguồn gen

- Số lượng cá thể trong mỗi loài tại Việt Nam lớn, tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Nguồn gen phong phú, có nhiều nguồn gen quý.

- Đa dạng nguồn gen tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

Đa dạng về hệ sinh thái

II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

* Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.

- Các hệ sinh thái cung cấp thực phẩm, dược liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế, đồng thời có các chức năng quan trọng như điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông và bờ biển.

* Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm 

- Việt Nam đang mất dần đa dạng sinh học do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Các hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bị thu hẹp và suy giảm về chất lượng, dẫn đến mất môi trường sống cho các loài sinh vật hoang dã.

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

- Việt Nam có nhiều loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, và một số nguồn gen tự nhiên đã bị cạn kiệt hoặc suy giảm.

- Để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, cần thực hiện tốt các quy định pháp luật, truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, chống nạn săn bắt và khai thác thuỷ sản quá mức, duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật.