Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.
Mỗi loại bản đồ, lược đồ có những thông tin riêng. Các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ là:
- Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết nội dung chính được thể hiện gì.
- Đọc chú giải để biết nội dung chính được thể hiện là gì.
- Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu và màu sắc.
Biểu đồ là hình vẽ thể hiện trực quan mối quan hệ về số liệu của các đối tượng. Các loại biểu đồ thường được sử dụng gồm: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường,...
Các bước để sử dụng biểu đồ là:
- Đọc tên biểu đồ để biết nội dung được thể hiện là gì.
- Quan sát biểu đồ để xác định các đối tượng cụ thể trên biểu đồ.
- So sánh và nhận xét về các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
Tranh ảnh là những bức vẽ, bức ảnh được vẽ hoặc chụp lại các sự kiện, nhân vật lịch sử, sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể. Để sử dụng hiệu quả tranh ảnh, cần thực hiện theo các bước sau:
- Đọc tên tranh ảnh để xác định nội dung khái quát .
- Tìm hiểu tranh ảnh bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?, Như thế nào?).
- Nhận xét về nội dung được phản ánh trong tranh ảnh.
Hiện vật lịch sử là những di tích, đồ vật,... của con người được lưu giữ lại. Đó là những bằng chứng quan trọng để hiểu về quá khứ. Các bước giúp sử dụng hiện vật hiệu quả trong học tập như sau:
- Đọc tên của hiện vật.
- Tìm hiểu hiện vật bằng cách đặt câu hỏi (ví dụ: Ai (tạo ra/ sở hữu)?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?, Như thế nào?).
- Nêu nhận xét về người/ nhóm cư dân đã tạo ra hoặc sở hữu hiện vật đó.