Bài 1. Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Chính vì vậy, quả địa cầu được sử dụng rộng rãi trong trường học để giúp ta hiểu được những vấn đề đơn giản thuộc về Trái Đất.

- Trục quả Địa Cầu thể hiện trục quay tưởng tượng của Trái Đất.

- Ở nơi cắt nhau giữa trục và bề mặt của quả Địa Cầu, ta xác định được điểm cực của Trái Đất, gồm một điểm cực Bắc, một điểm cực Nam.

@916180@

- Trên quả Địa Cầu có các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến:

 + Kinh tuyến và những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu. Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực.

Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến đều song song với nhau.

+ Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn của nước Anh là kinh tuyến gốc và đánh số 0o.

+ Vĩ tuyến gốc là xích đạo và cũng được đánh số 0o. Nó chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

@925724@

2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó. Các kinh tuyến ở bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông, các kinh tuyến ở bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây.

Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua địa điểm đó. Các vĩ tuyến ở phía bắc xích đạo có vĩ độ bắc, các vĩ tuyến ở phía nam xích đạo có vĩ độ nam.

Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.

- Cách viết tọa độ địa lí của một điểm (Điểm A) như sau: A (vĩ độ, kinh độ) hoặc  \(A\left\{{}\begin{matrix}VĐ\\KĐ\end{matrix}\right.\)

Ví dụ:  Ở hình trên điểm A và B có tọa độ địa lí lần lượt là: A (40oB, 80oT); B (20oB, 40oĐ).

@916521@

1. Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất, giúp chúng ta hiểu được những vấn đề cơ bản của Trái Đất.

2. Hệ thống kinh, vĩ tuyến giúp chúng ta xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả Địa Cầu.