Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Nội dung lý thuyết

I. Khái niệm Khoa học tự nhiên

Các vật quanh ta đều chuyển động và biến đổi không ngừng. 

Ví dụ:

Trái Đất quay quanh Mặt Trời 

Hạt nảy mầm và phát triển thành cây

Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên gọi là hiện tượng tự nhiên.
Hiện tượng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nhưng có một tính chất chung là xảy ra theo các quy luật xác định.

Khoa học tự nhiên (KHTN) là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, quy luật của chúng.

II. Vật sống và vật không sống

Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản,...

Vật không sống không có các khả năng trên.

Ví dụ:

Con chó là vật sống

Cái tủ là vật không sống

@421510@

III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

KHTN bao gồm rất nhiều lĩnh vực.

Sinh học nghiên cứu về vật sống.

Hóa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi.

Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

Khoa học Trái Đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.

Thiên văn học nghiên cứu các thiên thể.
@426507@

IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống

Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiếng bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.

Ví dụ:

  • Trong lĩnh vực thông tin liên lạc:

Xưa

Nay

  • Trong lĩnh vực sản xuất:

Xưa

Nay

  • Trong lĩnh vực giao thông vận tải:

Xưa

Nay

Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người.

❗ Một số thành tự to lớn của khoa học và công nghệ trên con đường chinh phục vũ trụ.

1. Năm 1957, nước Nga (Liên Xô cũ) phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất Spút-nhích (Sputnik), mở đầu cho thời kì chinh phục vũ trụ của con người.

2. Năm 1961, Ga-ga-rin (Gagarin), người Nga, phi công vũ trụ đầu tiên của loài người bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ Vô-xtốc (Vostok) 1 (Phương Đông 1).

3. Năm 1969, Am-xtrong (Amstrong), người Mĩ, là người đầu tiên đặt trên lên Mặt Trăng.

4. Năm 1980, Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ trên tài Xôi-uýt (Soyuz) 37 (Liên Hợp 37) trong 8 ngày.

5. Từ năm 1971 tới nay, con người không ngừng đưa lên vũ trụ các trạm không gian, tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thể sống và làm việc lâu ngày trong vũ trụ.

1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

2. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là Sinh học, Hóa học, Vật lí học, khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

3. Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người.