Nội dung lý thuyết
- Cây ăn quả là các loại cây trồng mà quả của chúng được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm.
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
+ Là nguồn hàng cho xuất khẩu.
- Nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời, người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều giống cây ăn quả quý.
- Cây ăn quả còn nhiều vai trò khác như:
+ Tạo cảnh quan.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mang ý nghĩa nghệ thuật,...
Rễ cây ăn quả gồm hai loại.
a. Rễ cọc
- Rễ chính (rễ cái): có kích thước lớn, đâm sâu xuống đất giúp cây đứng vững.
- Các rễ bên (rễ con):
+ Mọc ra từ rễ chính.
+ Phân bố nông.
+ Có chức năng chính là hút nước và chất dinh dưỡng.
b. Hệ rễ chùm
- Là hệ rễ không có rễ chính hoặc rễ chính không phát triển.
- Các rễ bên phát triển mạnh, phân bố tập trung ở tầng đất mặt có độ sâu 0,1m đến 1,0m.
- Rễ bên vừa có chức năng giúp cho cây đứng vững đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng.
- Thân cây ăn quả phần lớn là thân gỗ, có tác dụng như giá đỡ cho cây.
- Từ thân chính mọc ra cành cấp 1, cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2,...
- Cành cấp 4 và cành cấp 5 thường là cành mang quả.
- Lá của cây ăn quả có thể là lá đơn (xoài, ổi, hồng xiêm,...) hoặc lá kép (nhãn, vải,...).
- Lá cây ăn quả còn khác nhau về kích thước, hình dáng, màu sắc,...
Hoa của cây ăn quả thường gồm ba loại:
- Hoa đực:
+ Hoa có nhị phát triển và có chức năng sinh sản.
+ Nhụy không phát triển và không có vai trò trong sinh sản.
- Hoa cái:
+ Hoa có nhụy phát triển và có chức năng sinh sản.
+ Nhị không phát triển và không có vai trò trong sinh sản.
- Hoa lưỡng tính:
+ Hoa có cả nhụy và nhị cùng phát triển.
+ Cả nhị và nhụy đều có vai trò trong sinh sản.
- Quả của cây ăn quả có thể là quả mọng, quả hạch.
- Chúng rất đa dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc,...
- Lựa chọn được biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc bảo quản, chế biến,...
- Cây ăn quả nước ta rất đa dạng, có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
- Yêu cầu nhiệt độ của cây ăn quả là khác nhau.
- Có một số loại cây ăn quả còn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
- Đa số các loại cây ăn quả đều thích hợp ở độ ẩm không khí khoảng 80% - 90%.
- Lượng mưa hằng năm từ 1000 - 2000 mm và mưa phân bố đều trong năm.
- Cây ăn quả là cây ưa sáng.
- Tuy nhiên, cũng có một số cây chịu được bóng râm (dâu tây, dứa,...).
- Đa số cây ăn quả thích hợp với các loại đất có tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng,...
- Đa số các cây ăn quả là cây trồng lâu năm.
- Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali và nguyên tố vi lượng.
- Tác dụng hỗ trợ quá trình thụ phấn, thụ tinh của nhiều cây ăn quả.
- Nếu gió to có thể làm rụng hoa, rụng quả, gãy cành, thậm chí đổ cây.
- Khi thiết kế vườn cây ăn quả cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn trồng.
- Đối với các loại cây ăn quả có cành và tán phát triển mạnh cần cắt tỉa thường xuyên để:
+ Tạo độ thông thoáng.
+ Khống chế chiều cao của tán cây.
=> Hạn chế tác động của gió.
- Sản xuất nước ép từ rau, quả (10301).
- Chế biến và bảo quản rau, quả khác (10309).
- Sản xuất giống cây lâu năm như:
+ Giâm cành.
+ Tạo chồi.
+ Cấy ghép chồi.
+ Tạo cây con.
- Gieo ươm, cấy ghép, cắt cành và giâm cành các loại cây cảnh.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh,...
- Cắt, xén, tỉa cây lâu năm.
- Kiểm tra hạt giống, cây giống.
- Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển.
- Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.
* Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân sẽ giúp học sinh lựa chọn được ngành nghề phù hợp.
* Đánh giá khả năng ngành nghề theo lí thuyết Holland.
* Các bước thực hiện bài trắc nghiệm:
- Bước 1: Tự cho điểm theo các tiêu chí bảng 1.1 SGK với các mức tương ứng.
- Bước 2: Tính tổng điểm của nhóm tiêu chí khả năng và tiêu chí sở thích.
- Bước 3: Đánh giá khả năng và sở thích của bản thân với nghề trồng cây ăn quả và các ngành nghề liên quan theo công thức:
+ AKN (%) = (BKN : 20) x 100.
+ AST (%) = (BST : 16) x 100.