Nội dung lý thuyết
Nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phân bố các dân tộc ở nước ta có đặc điểm sau:
- Người Kinh cư trú khắp cả nước nhưng tập trung nhiều hơn ở đồng bằng, ven biển và trung du.
- Các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đồi núi và cao nguyên.
- Các dân tộc Việt Nam phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta.
- Các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
- Có hơn 5 triệu người sinh sống, làm việc, họp tập ở nước ngoài (năm 2021), là bộ phận quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Người Việt ở nước ngoài luôn hướng về xây dựng quê hương đóng góp cho sự phát triển đất nước.
- Số dân của nước ta đạt 98,5 triệu người (năm 2021), đứng thứ 15 thế giới và thứ ba khu vực Đông Nam Á.
- Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm. Tuy nhiên, do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng khoảng 1 triệu người.
- Cơ cấu theo nhóm tuổi: Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng và có xu hướng già hoá dân số.
- Cơ cấu theo giới tính: tỉ số giới tính khá cân bằng, đạt 99,4 nam/100 nữ (năm 2021). Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh rất cần được quan tâm.
- Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng; trong đó:
+ Khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng.
+ Khu vực nông thôn đạt 3,5 triệu đồng.
- Nhìn chung, thu nhập của người dân đều có sự cải thiện theo thời gian nhưng vẫn còn sự phân hóa giữa các vùng.