6. Tính chất và sự chuyển thể của chất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tính chất của chất

Người ta phân biệt chất này với chất khác dựa vào tính chất của chúng.

Tính chất của chất bao gồm tính chất vật lí tính chất hóa học.

Một số tính chất vật lí là: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,...

Đường dễ tan trong nước

Kim cương cứng

Ví dụ: khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác.Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.

Gỗ cháy thành than

Cửa sắt lâu ngày bị gỉ

II. Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và đông đặc

Những viên đá tan thành nước khi ở nhiệt độ phòng, đó là quá trình nóng chảy.

Khi bỏ và ngắn đá tủ lạnh, nước lại chuyển thành đá, đó là quá trình đông đặc.

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.

Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

bảng nc các chất

@92305@@92306@

2. Sự bay hơi và ngưng tụ

Những vũng nước trên đường sẽ dần biến mất khi trời nắng lên, do nước đã chuyển thành hơi nước, đó là sự bay hơi.

❓ Quan sát hiện tượng phơi quần áo được mô tả ở các hình dưới đây và nhận xét.

@92311@@92312@@92313@

Sự bay hơi diễn ra càng nhanh khi:

  • Nhiệt độ càng cao.
  • Gió càng mạnh.
  • Diện tích mặt thoáng của nước càng lớn.

Mặt ngoài cốc đựng nước đá có những giọt nước đọng, do hơi nước trong không khí gặp lạnh, chuyển thành nước, đó là sự ngưng tụ.

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) được gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.

Tóm tắt các quá trình chuyển thể:

❗ Để làm muối, người ta hay cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng. Vào những ngày nắng, gió to thì muối sẽ nhanh được thu hoạch hơn do tốc độ bay hơi của nước biển lớn hơn.

3. Sự sôi

Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng dần, hơi nước bốc lên càng nhiều, ở đáy bình xuất hiện các bọt khí. Nhiệt độ càng tăng, bọt khí xuất hiện càng nhiều và nổi dần lên, càng đi lên càng to ra.

Đến khi nước đạt tới một nhiệt độ xác định, các bọt khí lên đến mặt nước sẽ vỡ, làm mặt nước xao động mạnh. Nhiệt độ xác định đó gọi là nhiệt độ sôi. 

Trong suốt thười gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi, đồng thời nước bay hơi ở cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

Bảng sau cho biết nhiệt độ sôi của của một số chất ở điều kiện chuẩn.

@92356@@92357@

❗ Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu. Bởi vì rượu sôi ở 78oC, nhiệt độ này nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, khi nước chưa sôi thì rượu đã bốc hơi hết, không thể đo được. Ngược lại, thủy ngân có nhiệt độ sôi là 357oC nên có thể đo được khi nhiệt độ của nước tăng tới 100oC.

Tương tự nhiệt độ sôi của dầu ăn khoảng 200oC. Đun nóng một hỗn hợp gồm cả nước và dầu ăn, khi dầu ăn sôi thì nước trong hỗn hợp không còn vì nước đã sôi và bốc hơi hết.

Lưu ý: Sự hóa hơi chỉ xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi, còn khi xảy ra trên cả bề mặt và trong lòng chất lỏng thì gọi là sự sôi.

@92364@@92366@

1. Một số tính chất vật lí của chất: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, thể tích, khối lượng, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,...

2. Một số tính chất hóa học của chất: khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác.

3. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.

4. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.

5. Khi chất lỏng sôi, sự bay hơi diễn ra ở cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không đổi.