Đề bài (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35)
Đề tài: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Hướng dẫn giải
1. Chuẩn bị nói và nghe
a. Chuẩn bị nói
* Lựa chọn đề tài
- Sử dụng lại kết quả của bài viết trên cơ sở đã được chỉnh sửa, thu gọn hệ thống luận điểm, dẫn chứng thành 1 đề cương, chỉ giữ lại những luận điểm và dẫn chứng quan trọng: Giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
* Tìm ý và sắp xếp ý
- Bài nói cần có các ý sau:
+ Đặt tên cho bài nói: Giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
+ Trình bày lí do lựa chon tác phẩm để phân tích, đánh giá.
+ Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện.
+ Trình bày chủ đề của truyện.
+ Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Nhận xét, đánh giá về thành công hay hạn chế của tác phẩm.
* Xác định từ ngữ then chốt
- Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: Về tác phẩm này, tôi xin tập trung nói về vấn đề, … Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về tác phẩm là... Đó là lí do không thể không nói đến khi lí giải sức hấp dẫn của tác phẩm này...
b. Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu trước về bài nói. Bạn nên đọc lại các tri thức về thể loại truyện đã được học trong bài này. Ngoài ra, nếu người nói cho biết trước tác phẩm truyện sẽ được sử dụng làm đề tài nói, bạn có thể tìm đọc tác phẩm, phác thảo những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm ấy.
2. Thực hành nói và nghe
Người nói
Người nghe
- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài.
- Trình bày các ý của bài nói (theo đề cương đã chuẩn bị).
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.
Chú ý:
- Sử dụng các từ ngữ chuyển tiếp phù hợp để tạo sự liên kết chặt chẽ cho bài nói, giúp người nghe dễ theo dõi. Ví dụ: đầu tiên, tiếp theo, cuối cùng, tóm lại, thứ nhất thứ hai,...
- Sử dụng giọng nói và ngữ điệu một cách thích hợp: nhấn mạnh, lên giọng, xuống giọng khi cần thiết, ...
- Sử dụng có hiệu quả các động tác cơ thể, biết giao tiếp bằng mắt với người nghe và di chuyển vị trí một cách hợp lí. Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu đồ, ... (nếu có) cần được sử dụng với mức độ vừa phải, cốt để làm nổi bật vấn đề muôn nói.
- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn.
- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói.
- Đặt câu hỏi để người nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ.
- Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình.