Lịch sử

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Câu 1 (SGK lớp 12 trang 9)

Hướng dẫn giải

Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

-Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

-Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Lien Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam ( Đức, tổ chức từ ngày 17 – 7 đến ngày 2-8-1945), việc giải pháp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK lớp 6 trang 5)

Hướng dẫn giải

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

(Trả lời bởi Anh Triêt)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK lớp 6 trang 5)

Hướng dẫn giải

- Lịch sử giúp em hiểu được cội nguồn của tổ tiên, dân tộc.

- Quý trọng, biết ơn và có những hành động xứng đáng với đất nước.

- Biết được những gì con người đã làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.

(Trả lời bởi Cô bé very cute)
Thảo luận (3)

Câu 3 (SGK lớp 6 trang 5)

Hướng dẫn giải

Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa

(Trả lời bởi Anh Triêt)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK lớp 6 trang 7)

Hướng dẫn giải

Khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay (2011):

Đơn vị thời giam

Khoảng cách thời gian So với năm 2011

Thê kỉ

Năm

Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418)

r------------ —--------------

Khởi nghĩa Lam Sơn

6

593

Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789)

Chiến thắng Đống Đa

3

222

Tháng 2 Canh Tí (3-40)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

20

1971

Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288)

Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên

8

723

Ngày 10-3

Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427)

Chiến thắng Chi Lăng Lê Lợi đại phá quản Minh

6

584

(Trả lời bởi Vu Thi Quynh Nga)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK lớp 6 trang 7)

Hướng dẫn giải

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở để tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất và cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vậy nên, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

(Trả lời bởi Anh Triêt)
Thảo luận (3)

Câu 3 (SGK lớp 6 trang 13)

Hướng dẫn giải

Xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất cùa một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua.

Để cai trị nông dân công xã và nô lệ, vua đã dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế mà người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên tử (con Trời)...

Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như thế, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/o-cac-nuoc-phuong-dong-vua-co-nhung-quyen-c85a11680.html#ixzz4co2i7pTO

(Trả lời bởi Trà Giang)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK lớp 6 trang 16)

Hướng dẫn giải

Đầu thiên niên kỉ I TCN, trên 2 bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a (Địa Trung Hải) đã hình thành 2 quốc gia cổ đại: Hi Lạp và Rô-ma.

(Trả lời bởi Cô bé very cute)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK lớp 6 trang 16)

Hướng dẫn giải

Xã hội chiếm hữu nô lệ :
- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Trong đó :
+ Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
+ Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

(Trả lời bởi Bình Trần Thị)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK lớp 6 trang 19)

Hướng dẫn giải

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại là:

Ai Cập: Xây dựng các Kim tự tháp, tượng Nhân sư, các đền đài, lăng tẩm, các pho tượng (tượng quan ghi chép, các vị thần..) ,đồ gốm, trang sức..., chữ tượng hình, các thành tựu toán học - thiên văn (tính số pi=3,5; hệ đếm số...,làm lịch viết trong các pa-py-rút...)

+Lưỡng Hà: Xây dựng thành Ba-bi-lon, vườn treo Ba-bi-lon, các thành tựu toán học - thiên văn (pi=3,125; bảng nhân, hệ đếm số, giải phương trình, lượng giác...)

+Trung Quốc: Xây dựng các cung điện, đền đài, lăng tẩm, đồ gốm, lụa, trang sức,...làm lịch, chữ tượng hình, thành tựu toán,...

+Ấn độ: Hình thành các tôn giáo lớn (Đạo Phật, Đạo Hin-đu, Đạo Bà La Môn ...). Xây dựng các cột trụ bằng đồng cao lớn ghi những văn tự cổ, các đền chùa,....các thành tựu toán đặc biệt là việc phát hiện chữ số 0.

(Trả lời bởi Vu Thi Quynh Nga)
Thảo luận (3)