kết bài mở rộng của truyền cây khế
( bằng lời văn của em )
MB Gián tiếp :
MB Trực tiếp :
viết mở bài , kết bài đóng vai người em kể lại câu truyện cây khế
Tham khảo:
Mở bài: Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Kết bài: Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Tham khảo
Mở:Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.
Kết:Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Tham khảo - Nguồn: vndoc
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.
Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.
hãy đóng vai một nhân vật người em để kể lại một truyện cổ tích cây khế trả vàng làm cho tôi phần mở bài ko cần thân bài vs kết bài
Tham Khảo
Mở bài :
Cây khế là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa.
Kết bài :
Qua câu chuyện, chúng ta nhận được bài học ý nghĩa mà ông cha gửi gắm “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Câu chuyện cổ tích ấy không chỉ để giải trí mà còn là những bài học giáo dục đầu đời của bao thế hệ trẻ em nước ta.
Tôi là nhân vật người em trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.
tả cái cây thước của em theo mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
Đây là kết bài thôi nhé:
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.
Đây là kết bài thôi nhé:
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.
Đề bài: viết một đoạn kết bài của cây khế
Tham khảo:
Trải qua những ngày mưa gió, những trưa nắng gắt, những đêm rét căm căm, cây khế vẫn xanh tươi, vẫn cho ra biết bao chùm quả ngọt. Hơn cả một cây trồng trong vườn, cây khế đã trở thành một người bạn tuổi thơ của em. Dù đi đâu, những kỉ niệm vui chơi dưới bóng mát cây khế em vẫn nhớ mãi. Em sẽ học ông cách chăm bón cây trồng, để có thể tự mình vun xới cho cây. Để cây sẽ mãi luôn xanh tươi, tỏa bóng mát trong góc vườn chờ em trở về.
Tham khảo:
Trải qua những ngày mưa gió, những trưa nắng gắt, những đêm rét căm căm, cây khế vẫn xanh tươi, vẫn cho ra biết bao chùm quả ngọt. Hơn cả một cây trồng trong vườn, cây khế đã trở thành một người bạn tuổi thơ của em. Dù đi đâu, những kỉ niệm vui chơi dưới bóng mát cây khế em vẫn nhớ mãi. Em sẽ học ông cách chăm bón cây trồng, để có thể tự mình vun xới cho cây. Để cây sẽ mãi luôn xanh tươi, tỏa bóng mát trong góc vườn chờ em trở về.
Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết theo một trong những cách sau:
a. Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
b. Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
a. Mở bài gián tiếp:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
b. Kết bài mở rộng:
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
viết kết bài mở rộng của bài văn tả cây tre
1, Cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi thứ cũng phát triển tới nhanh tới không kịp nhận ra. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những thứ chẳng hề thay đổi, đó chính là lũy tre đầu làng em. Qua bao nhiêu năm tháng, tre vẫn cao vút đứng đấy, dang rộng bao bọc, bảo vệ làng. Chính vì thế mà người dân trong làng em đều mang một tình cảm yêu thương vô cùng đối với tre.
2, Tạo hóa ban tặng cho đất nước ta mang vô vàn màu sắc tươi tắn, đẹp đẽ như màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín, màu đỏ thắm của hoa phượng góc sân trường,… và không thể thiếu được màu xanh mát của cây tre. Tre là nét đặc trưng của làng quê yên bình Việt Nam, là một phần không thể thiếu trong đời sống người Việt bao đời. Càng yêu quý lũy tre làng, em càng yêu hơn quê hương Việt Nam đầy tươi đẹp.
3, Nhắc tới quê hương, đồng quê, chúng ta không thể không nhắc tới hình ảnh những bác nông dân cần cù chịu khó trên cánh đồng lúa, hay mái đình cong cong, lũ trẻ con nô đùa thả diều trên đê biển. Đối với em, hình ảnh ấn tượng nhất có lẽ là lũy tre làng xanh mướt một màu.
Có 3 bài bạn thích bài nào cũng được nhé !
Nhắc tới quê hương, đồng quê, chúng ta không thể không nhắc tới hình ảnh những bác nông dân cần cù chịu khó trên cánh đồng lúa, hay mái đình cong cong, lũ trẻ con nô đùa thả diều trên đê biển. Đối với em, hình ảnh ấn tượng nhất có lẽ là lũy tre làng xanh mướt một màu.
chúc bạn học tốt
Nhắc tới làng quê Việt Nam là nhớ tới bao hình ảnh thân thương gắn liền như cây đa ở đầu làng , giếng nước trong ngọt lành , sân ddình tĩnh lặng , .. Nhưng có lẽ , đối với người dân làng em , hình ảnh luỹ tre xanh bao quanh xóm làng vẫn là gần gũi nhất . Sau này , khi trưởng thành , bay xa hơn những vùng đất mới thì tre làng vẫn là thứ đọng lại nhất trong sâu thẳm trái tim em .
viết mở bài truyện cây khế theo ngôi kể thứ 1
Đọc kết bài sau và cho biết đó là kết bài kiểu nào?
“Em rất thích cây cam này vì cây chẳng những cho hoa thơm, quả ngọt mà còn tăng vẻ đẹp của khu vườn nhà em.”
a) Kết bài trực tiếp
b) Kết bài gián tiếp
c) Kết bài mở rộng
d) Kết bài không mở rộng.
25.Đọc mở bài sau và cho biết đó là mở bài kiểu nào?
“Cây mít mật ấy, với tôi, là cả một khu vườn của tuổi thơ.”
a) Mở bài trực tiếp
b) Mở bài gián tiếp
c) Mở bài mở rộng
d) Mở bài không mở rộng.